DẤU ẤN BÌNH ĐỊNH NHỚ VỀ BÁC HỒ

Thứ ba - 11/06/2019 04:29 239 0
Nhân kỷ niệm 125 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2015), chúng ta hãy cùng nhớ lại những vần thơ viết về Người để mỗi chúng ta thêm kính yêu Bác, thêm tự hào vì được là những người con của Việt Nam sinh ra trong thời đại Hồ Chí Minh.
 
 
     Cứ mỗi dịp Tháng 5 về, lòng chúng ta lại bâng khuâng nhớ về kỷ niệm ngày sinh nhật Bác, toàn dân ta lại cùng sống những giờ phút đặc biệt, niềm vui dâng trào, kính yêu Bác vô hạn. Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam được bầu bạn khắp năm châu ngưỡng mộ và khâm phục. Người đã cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp giải phóng đất nước và dân tộc Việt Nam, qua đó góp phần vào cuộc đấu tranh chung của toàn nhân loại vì hòa bình, độc lập dân chủ và tiến bộ xã hội. Và cái tên Hồ Chí Minh không biết tự bao giờ đã trở thành một nguồn cảm hứng lớn cho sáng tạo thơ ca. 
 
     Qua tài liệu lưu trữ, Chi cục Văn thư – Lưu trữ Bình Định xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc. “Trích bài đất Bình Khê với Bác Hồ thử ấy….”. Tài liệu này đang bảo quản tại Chi cục Văn thư – Lưu trữ Bình Định thuộc phông số 21, mục lục 02, ĐVBQ 86.
 

Ảnh hai thiếu nhi Tam Quan- Hoài Nhơn- Bình Định đại diện thiếu nhi Liên khu V tặng Bác bức tranh thêu chữ “Nam-Bắc một nhà”. Ảnh tư liệu do Bảo tàng Tổng hợp tỉnh cung cấp
 
ĐẤT BÌNH KHÊ VỚI BÁC HỒ THỬ ẤY….
 
     Một lần, đầu xuân 1955, đoàn đại biểu tỉnh Bình Định đến Phủ Chủ Tịch thăm Bác hồ. sau khi đồng chí Trưởng đoàn giới thiệu với Bác quê quán tên tuổi từng thành viên trong đoàn, Bác bổng quay về phía mấy đồng chí đại biệu huyện Bình Khê rồi hỏi:
         
     Nhà các cô các chú gần sông Kôn không? Nước Sông Kôn vẫn trong đấy chứ? Ngầm nước sau mỗi mùa mưa vẫn cứ để lại rõ ràng trên các bờ cây bên bờ sông chứ?
         
     Vậy là không khí buổi gặp Bác bỗng trở nên thoải mái nhe nhàng. Riêng mấy đồng chí cán bộ huyện Bình Khê thì lại có vẻ thắc thơm, bàn hoàng. Bác biết biết rõ quê mình đến vậy sao? Họ nghĩ thế và cứ lục lại trí nhớ xem có lần nào đaã được nghe chuyện Bác về Bình Khê. Chẳng ai biết điều đó cả. Mãi vui chuyện với Bác nên đến lúc ra về, mọi người lại quên không kịp hỏi Bác xem đã vào Bình Định từ lúc nào.
         
     Ngày hội Đống Đa năm 1980 nhân dân huyên Tây Sơn nô nức đến Phú Phong để đón đuốc cho Bác Hồ, một đoạn trên con đường đi cứu nước của Người.
          Nhớ thuở ấy, Bác đã qua đây. Vào khoảng năm 1905, Bác theo cụ thân sinh vào Huế và học lớp nhì tại trường Pháp Việt Đông Ba. Lúc đó Bác mới 15 tuổi. Hai năm sau 1907, Bác thi đỗ vào trường Quốc Học. Mới có vài năm như thế, tên tuổi một anh học trò xứ Nghệ Nguyễn Tất Thành đã làm bạn bè ở đây không những thám phục mà còn rất kính trọng nữa. Anh đã học giỏi, lại hết sức hòa nhã, lịch thiệp và luôn luôn gần gủi bạn bè.
         
     Một buổi sáng tháng 5 – 1908, người ta thấy anh Nguyển Tất Thành đứng ở phía đầu cần Tràng Tiền và ngăn bạn bè lại. Anh khuyên mọi người hãy đi với đoàn biểu tình đến tòa khâm sứ Trung Kỳ xin miễn thuế.
         
     “Ta đến đây giúp đồng bào phiên dịch các lời yêu cầu miễn thuế cũng tốt chứ sao”
         
     Phần đông bạn bè vốn có cảm tình và tin cậy Nguyễn Tất Thành nên đều quay lại với anh.
         
     Cuộc biểu tình chống thuế của đồng bào Thừa Thiên đang rầm rập kéo đền tòa Khâm sứ thì bọn thống trị huy động lực lượng lớn đến ngăn lại và khủng bố. Nguyễn Tất Thành cùng một số bạn bè cũng bị mật thám theo dõi. Mấy ngày tie6p21 theo , cả Thành Phố Huế chìm trong không khí nặng nề và tang tóc. Vào một buổi sáng, sau phút điểm danh, Chen quet, Hiệu trưởng Trường Quốc học gọi tên anh. Nguyễn Tấc Thành đưa mặt chào bạn bè rồi thảm nhiên đi ra.
         
     Số phận một người nông dân mất nước là thế. Điều này anh nghĩ đến.
         
     Thời gian này, cụ Nguyễn Sinh Huy, một quan nhỏ nhưng nổi tiếng trung thực thanh liêm cũng không làm các vị quan ngoại bang cai trị vừa lòng nên đã ra lệnh cho Bộ Lễ đẩy ông lên làm tri huyện Bình Khê, một huyện miền núi mới lập còn nhiều chuyện rối ren. Hơn ai hết, cụ Nguyễn Sinh Huy hiểu thấu và thông cảm nổi lòng con trai mình. Và cũng hơn ai hết,anh Nguyễn Tất Thành cũng đọc được những điều sâu xa trong tâm trạng bế tắc của người cha thân yêu, đang nung nấu lòng yêu nước thương dân mà không tìm ra được con đường cứu nước.
         
     Rời trường Quốc học giữa tháng năm khi hàng phượng bên bờ sông Hương đang cháy đỏ, lòng Nguyễn Tất Thành cũng trải qua những phút bâng khuâng. Nỗi bâng khuâng của con người mất nước. Sông Hương trôi nặng nề hơn. Nguyễn Tất Thành nán lại với Huế ít ngày rồi quyết định ra đi. Đối với anh, người cha thân yêu bao giờ cũng là một chỗ dựa của cuộc đời. Anh quyết chí tìm đường vào Bình Khê . nhân dân Bình Khê lúc này cũng vừa qua một lần thử sức với kẻ thù.
         
     Dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Hàm(Bình Giang) và Hương Phần (Bình Tường) nông dân huyện Bình Khê rầm rập kéo nhau về Bình Định xin miễn thuế. Để biểu thị sự đồng tâm nhất trí, mọi người đã hưởng ứng lời kêu gọi tự nguyện cắt bỏ búi tóc sau gáy mình và gọi nhau là đồng bào.
         
     Lúc đầu bọn thống trị ở Bình Định, cả Pháp lẫn Nam Triều định dùng vũ lực đàn áp. Nhưng trước khí thế toàn dân như nước vỡ bờ, chúng cũng ngợp, nên đã đổi sang giọng nhân đức nhún nhừng để xoa dịu dân tình. Vốn là những người dân lương thiện và trung thực, bà con đã tin lời hứa hẹn mỹ miều của chúng. Cuộc đấu tranh chống thuế tưởng như vậy đã thắng lợi, đồng bào reo hò thõa mãn kéo nhau trở về.
         
     Nhưng sau khi mọi người vừa quay lưng, bọ thống trị cũng bắt đầu trở mặt. Chúng tung lực lượng đi tìm bắt những người cầm đầu. Nguyễn Hàm, Hương Phần đều bị bắt và đày đi Côn Đảo.
         
     Cụ Nguyễn Sinh Huy đã đến nhận chức tri huyện Bình Khê vào dịp rối ren ấy. Thương dân mà không cứu dân được. Cụ những muốn tự dân mình thu xếp với nhau một cuộc sống tuận hòa nhân thượng với nhau. Do vậy có nhiều vụ rắc rối trong dân phải chạy đến cửa quan, cụ đều xử hòa. Công sứ Bình Định lúc đó đã lấy làm khó chịu vì thái độ cương trực và lòng nhân tư của cụ.
         
     Nguyễn Tất Thành vào Bình Khê dịp đó. Lúc này huyện lỵ còn ở trên địa phận thôn Thượng Giang. Công đường đúng vào vị trí trụ sở Ủy Ban Nhân Dân xã Bình Giang ngày nay. Cụ Đỗ Châu 79 tuổi người thôn Thượng Giang có kể lại vài mẫu chuyện về anh Nguyễn Tất Thành thở đó. Rất tiếc thời gian đi qua đã lâu mà ngày ấy cụ còn ít tuổi quá, có lẽ đây là người duy nhất còn lại ở đất Bình Khê đã gặp Nguyễn Tất Thành bên bờ Sông Kôn năm 1908.
         
     Giữa năm 1909 ở Bình Định có mở khoa thi tuyển sinh cho trường Sư phạm. Nguyễn Tấn Thànhdự thị và lại đỗ đầu. Đến khi công bố danh sách thí sinh trúng tuyển, Pơrie(Pries) công sứ Bình Định nhận ra cậu học sinh tham gia chống thuế ở Huế đã vào đây và lại là con Phó bảng Nguyễn Sinh Huy đang làm tri huyện Bình Khê nên hắn gạch tên anh.
          
     Tư tưởng chống thực dân Pháp càng nung nấu lòng Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Tất Thành thưa chuyện  đầy đủ với cụ Nguyễn Sinh Huy, người cha thân yêu của mình về ý định ra đi. Cụ Phó bảng dằn lòng tiễn con trai xuống tận Cầu Bà Gi. Và từ đây Nguyễn Tất Thành bước vào con đường cứu nước không gặp lại người cha thân yêu lần nào nữa. Cầu Bà Gi chứng kiến buổi chia ly biệt phụ tử lịch sử này……
                                                         
                                                                                                                              Bình Khê 1980
                                                         
                                                                                                                              Huế          1985
                                                        
                                                                                                                              MAI KHẮC ỨNG

Thành Phi, Phòng LTLS  (Cập nhật ngày 14-05-2015)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
Văn phòng điện tử IDesk
Công dân hỏi, giám đốc sở trả lời
Tra cứu Hồ sơ đi B
Công khai tài chính
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập153
  • Hôm nay1,082
  • Tháng hiện tại19,963
  • Tổng lượt truy cập1,871,030
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây