Bình Định công bố giới thiệu tài liệu lưu trữ lịch sử về các vùng biển và thềm lục địa của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

Thứ ba - 11/06/2019 04:24 491 0

Ngày 12 tháng 5 năm 1977 Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đây là những căn cứ vững chắc về lịch sử, về khoa học và về pháp lý do nhà nước Việt Nam quản lý và khai thác từ nhiều thế kỷ trong lịch sử.

 
 Chi cục Văn thư – Lưu trữ Bình Định xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc “Tuyên bố của Chính phủ về lãnh hải của Việt Nam”; dưới đây là toàn văn lời tuyên bố của Chính phủ đang được bảo quản tại phông số 02, mục lục số 03, ĐVBQ 05 của phông lưu trữ UBND tỉnh Nghĩa Bình:
 
  Bình Định công bố giới thiệu tài liệu lưu trữ lịch sử về các vùng biển và thềm lục địa của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
  

 TUYÊN BỐ CHÍNH PHỦ
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặt quyền về kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam  
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Sau khi được ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chuẩn y.
Tuyên bố quy định các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:
1/ Lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lý, ở phía ngoài đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bồ của Việt Nam tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất trở ra.
Vùng biển ở phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển là nội thủy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải.

2/ Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải Việt Nam có chiều rộng là 12 hải lý hợp với lãnh hải Việt Nam thành vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải Việt Nam.
Chính phủ nước Cộng hòa xã hộ chủ nghĩa Việt Nam thực hiện sự kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải của mình, nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ các quyền lợi về hải quan, thuế khóa, bảo đảm sự tôn trọng các quyền lợi về y tế, về di cư, nhập cư trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam.
3/ Vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp liền lãnh hải Việt Nam và hợp với Lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam.
Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; có quyền và thẩm quyền riêng biệt về việc thiết lập, sử dụng các công trình, thiết bị, đảo nhân tạo; có thẩm quyền riêng biệt về các hoạt động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác vùng đặc quyền về kinh tế nhằm mục dích kinh tế; có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền về kinh tế của Việt Nam. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thẩm quyền về bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm trong vùng đặc quyenf kinh tế của Việt Nam.
 4/ Thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm dáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa; nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở đó.
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tát cả các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam bao gồm tài nguyên khoán sản, tài nguyên không sinh vật và tài nguyên sinh vật thuộc loại định cư ở thềm lục địa Việt Nam.
5/ Các đảo và quần đảo thuộc lãnh thể Việt Nam ở ngoài vùng Lãnh hải nói ở điều 1 đều có lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa riêng như đã quy định trong các điều 1, 2, 3, và 4 của Tuyên bố này.
6/ Xuất phát từ các nguyên tắc của Tuyên bố này, các vấn đề cụ thể liên quan tới Lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ được quy định chi tiết thêm trên cơ sở bảo vệ chủ quyền và lợi ích của nước Cộng hõa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và phù hợp với Luật pháp và tập quán quốc tế.
7/ Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ cùng các nước liên quan, thông qua thương lượng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế, giải quyết các vấn đề về các vùng biển và thềm lục địa của mỗi bên./.
Minh Nhật, Phòng LTLS  (Cập nhật ngày 04-06-2014)  

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
Văn phòng điện tử IDesk
Công dân hỏi, giám đốc sở trả lời
Tra cứu Hồ sơ đi B
Công khai tài chính
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập88
  • Hôm nay879
  • Tháng hiện tại19,760
  • Tổng lượt truy cập1,870,827
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây