HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ BIỂN ĐẢO VIỆT NAM DƯỚI THỜI TÂY SƠN

Thứ ba - 11/06/2019 04:27 297 0
Thành tựu to lớn bậc nhất của phong trào Tây Sơn là đã phá bỏ được ranh giới chia cắt Đàng Trong, Đàng Ngoài, bước đầu và đặt cơ sở nền tảng cho sự nghiệp thống nhất đất nước trên phạm vi rộng lớn tương đương với nước Việt Nam ngày nay, trong đó có đường bờ biển chạy dài từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan với hàng nghìn hòn đảo ven bờ cùng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
 

      Giống như các chúa Nguyễn trước đây, nhà Tây Sơn vẫn tiếp tục tổ chức các đội Hoàng Sa và Bắc Hải với chức năng chủ yếu là bảo vệ và khai thác các vùng quần đảo trên Biển Đông.

 

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ BIỂN ĐẢO VIỆT NAM DƯỚI THỜI TÂY SƠN

Biển Việt Nam - Cầu tàu trên đảo Trường Sa lớn

         

     Ngày nay chúng ta biết về các đội Hoàng Sa, Bắc Hải chủ yếu thông qua sách Phủ biên tạp lục của nhà bác học Lê Quý Đôn. Lê Quý Đôn viết Phủ biên tạp lục vừa bằng nguồn tư liệu lưu trữ của chúa Nguyễn, vừa bằng nguồn tư liệu mắt thấy, tai nghe. Lúc này cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã bùng nổ được 5 năm đang phát triển rất mạnh mà quân Trịnh sau gần 2 năm tiến vào Nam đang gặp nhiều khó khăn, Nguyễn Nhạc chủ động hòa hoãn với quân Trịnh để tập trung lực lượng đánh đổ chế độ chúa Nguyễn. Quân Trịnh đã chấp thuận yêu cầu này và rút về Phú Xuân, nên toàn bộ khu vực từ Quảng Nam trở vào Nam lại thuộc quyền kiểm soát của quân Tây Sơn. Vì thế rất nhiều nội dung hoạt động của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải được Lê Quý Đôn phản ánh chính là những câu chuyện mà mắt thấy, tai nghe trong khuôn khổ hoạt động của Vương triều Tây Sơn, khi ông làm Hiệp trấn tham tán quân cơ ở Thuận Hóa năm 1776.

         

     Tương tự như Lê Quý Đôn, Nguyễn Huy Quýnh là người làng Trường Lưu, xã Lai Thạch, huyện La Sơn (nay là xã Song Lộc, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh), đỗ Tiến sĩ năm 1772, làm quan nhà Trịnh và năm 1775 cũng được điều vào Thuận Hóa đánh chúa Nguyễn. Từ năm 1783 cho đến năm 1785, ông được thăng chức Đốc thị Thuận Quảng và bị chết trận tại đây vào năm 1785. Trong khoảng thời gian hơn 10 năm ở Thuận Quảng, ông đã tập hợp các nguồn tư liệu và hoàn thành cuốn Quảng Thuận đạo sử tập. Sách có bản đồ Cù Lao Ré và phần chú nói rõ trên hòn đảo này có đội Hoàng Sa Nhị được tổ chức riêng “hàng năm thường cử 8 thuyền ra biển nhặt của quý về nộp tại Phú Xuân”. Những hình ảnh thực tế của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải mà Lê Quý Đôn, Nguyễn Huy Quýnh phản ánh cũng chính là hình ảnh của các lực lượng khai thác và bảo vệ Biển Đông trong thời Tây Sơn và của Vương triều Tây Sơn.

 

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ BIỂN ĐẢO VIỆT NAM DƯỚI THỜI TÂY SƠN

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn - Cù Lao Ré tưởng vọng đội Hoàng Sa

         

     Phong trào Tây Sơn sau khi bùng nổ đã phát triển rất nhanh và đến cuối năm 1773 đã kiểm soát được một vùng rộng lớn từ Quảng Nam cho đến tận Bình Thuận. Như thế là toàn bộ các vùng quê hương của hai đội Hoàng Sa, Bắc Hải, từ rất sớm, đã nằm trong khu vực kiểm soát của quân Tây Sơn. Nguồn tư liệu thư tịch đương đại khai thác được ở Cù Lao Ré (huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) là minh chứng sinh động cho thực tế này./.


( Sưu tầm báo PetroTimes)  (Cập nhật ngày 21-10-2014)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
Văn phòng điện tử IDesk
Công dân hỏi, giám đốc sở trả lời
Tra cứu Hồ sơ đi B
Công khai tài chính
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập160
  • Hôm nay1,061
  • Tháng hiện tại19,942
  • Tổng lượt truy cập1,871,009
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây