GIÁ TRỊ CỦA TÀI LIỆU LƯU TRỮ LÀ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

Thứ ba - 11/06/2019 07:13 793 0
69 năm trước, ngày 03.01.1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Thông đạt số 1CP/VP về công tác công văn, giấy tờ, trong đó Người đã chỉ rõ “Tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt về phương diện kiến thiết quốc gia”. Thông đạt này có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc nâng cao ý thức của cán bộ, nhân dân về việc giữ gìn hồ sơ, tài liệu và phát huy giá trị tài liệu của lưu trữ quốc gia.
 

     Nếu nói tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt quan trọng trong việc kiến thiết quốc gia, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của các lĩnh vực: văn hóa – xã hội, an ninh – quốc phòng, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế, kinh tế… thì không thể không kể đến giá trị của tài liệu lưu trữ là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển của văn học nghệ thuật (VHNT).

 

     1. Giá trị của tài liệu lưu trữ văn học nghệ thuật

 

     Luật Lưu trữ đã nêu rõ khái niệm: “Tài liệu lưu trữ là tài liệu có giá trị phục vụ hoạt động thực tiễn, nghiên cứu khoa học, lịch sử được lựa chọn để lưu trữ”.

 

     Do tính chất đặc thù quy định, tài liệu lưu trữ thuộc lĩnh vực VHNT được thể hiện qua các hình thức: các văn bản về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực thi của các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan về VHNT; các công trình nghiên cứu, sổ sách, bản thảo, bút tích, tranh, ảnh, băng, đĩa, file điện tử; các tác phẩm, ấn phẩm: sách, báo, tạp chí… và những vật chứa thông tin tác phẩm VHNT của các tác giả.

 

     Như các lĩnh vực khác, tài liệu lưu trữ VHNT có giá trị phục vụ quan trọng trong thực tiễn hoạt động và công tác nghiên cứu về chuyên môn của từng chuyên ngành VHNT. Trong thực tế, có nhiều chuyên ngành VHNT hoạt động và nghiên cứu, căn bản dựa trên tài liệu lưu trữ thuộc lĩnh vực của mình, như các chuyên ngành: Văn nghệ dân gian, Sân khấu, Múa,Văn học, Âm nhạc, VHNT các Dân tộc thiểu số… Đặc biệt, chuyên ngành Văn nghệ dân gian, VHNT các Dân tộc thiểu sốvừa khai thác tài liệu lưu trữ sẵn có, vừa sưu tầm, khai thác các nguồn tư liệu trong dân gian để sử dụng và bổ sung cho tài liệu lưu trữ của mình. Như vậy, có thể nói, giá trị tài liệu lưu trữ VHNT (bao gồm tác phẩm, các loại hìnhVHNT) là thước đo cơ bản để góp phần đánh giá chất lượng và sự phát triển của VHNT.

 

     2. Tài liệu lưu trữ tác động trực tiếp và hiệu quả đến sự phát triển của VHNT

 

     Tài liệu lưu trữ đóng vai trò là một trong những nhân tố định hướng cho sự phát triển của VHNT. Bởi lẽ, việc khai thác và sử dụng giá trị tài liệu lưu trữ cũng đồng thời với việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách về VHNT của Đảng và Nhà nước được thể hiện trong văn bản (tài liệu lưu trữ). Sự phát triển của VHNT tất nhiên sẽ phụ thuộc không ít vào việc khai thác, sử dụng, kế thừa và phát huy có hiệu quả từ giá trị tài liệu lưu trữ, nhất là trong công tác quản lý VHNT và hoạt động sáng tạo tác phẩmVHNT.

 

     Để đánh giá khách quan về giá trị tài liệu lưu trữ tác động tích cực đến sự phát triển của VHNT, có thể xem xét ý nghĩa của tài liệu lưu trữ với các phương diện sau:

 

     2.1. Giá trị  tài liệu lưu trữ về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong công tác quản lý và hoạt động sáng tạo  VHNT

 

     Từ trước đến nay, Đảng ta luôn coi trọng vai trò to lớn của văn học, nghệ thuật trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trong thư gửi các họa sĩ năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Văn hóa, nghệ thuật là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy". Tiếp tục phát triển quan điểm nhất quán trên, từ khi đổi mới (1986) đến nay, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị quan trọng về văn hóa, trong đó, luôn chú trọng đến văn học, nghệ thuật;

 

     Đối với các văn bản tài liệu về chủ trương, đường lối, chính sách phát triển VHNT của Đảng và Nhà nước được ban hành nhằm mục đích hướng dẫn và định hướng về công tác quản lý và hoạt động văn học nghệ thuật. Nó là cơ sở để các tổ chức, cá nhân làm công tác quản lý cũng như hoạt động VHNT căn cứ thực thi. Ví dụ ở các hội chuyên ngành VHNT Trung ương và địa phương đều có điều lệ, quy chế để hướng dẫn và quy định về hoạt động của hội.

 

     Hoạt động quản lý và hoạt động sáng tạo VHNT có liên quan mật thiết với nhau, được thể hiện trong nội dung các tài liệu, văn bản quy định, hướng dẫn của các cấp thẩm quyền. Đó là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực VHNT. Các tổ chức, cá nhân hoạt động VHNT dựa trên các tài liệu quy định, hướng dẫn của các cấp thẩm quyền. Đồng thời, kết quả hoạt động VHNT của các tổ chức, cá nhân cũng là cơ sở để các cấp thẩm quyền nghiên cứu ban hành các quy định về công tác quản lý hoạt động VHNT.

 

     Qua khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ, chúng ta ý thức được tính đặc thù của hoạt động văn học, nghệ thuật qua nhiều thời kỳ khác nhau của lịch sử đất nước để có thái độ quản lý khoa học, phù hợp và các chính sách linh hoạt tạo hành lang pháp lý cần thiết cho hoạt động văn học, nghệ thuật để VHNT thuật tiếp tục được đổi mới, bổ sung và phát triển. Chẳng hạn trên cơ sở các nhiệm vụ và giải pháp phát triển VHNT đã được nêu trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 ngày 16/7/1998 (khoá VIII), Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 23-NQlTW, ngày 16/6/2008 đề ra các chủ trương, giải pháp lớn về tiếp tục xây dựng và phát triển VHNT trong thời kỳ mới nhằm tiếp tục phát huy vai trò, sứ mệnh cao quý của văn học, nghệ thuật và của đội ngũ văn nghệ sĩ, tạo điều kiện cho văn học, nghệ thuật phát triển tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới.

 

     Bên cạnh đó, tài liệu lưu trữ thuộc lĩnh vực VHNT tác động đến sự phát triển của các lĩnh vực khác như: văn hóa, xã hội, giáo dục… thông qua tính định hướng về tiếp cận văn hóa, tính giáo dục của tác phẩm VHNT. Bởi lẽ, VHNT là bộ phận cấu thành của văn hóa, là một trong những sản phẩm của giáo dục. Nếu văn hóa thể hiện quan niệm và ứng xử của con người trước thế giới thì VHNT là hoạt động lưu giữ những thành quả đó một cách sinh động nhất

 

     2.2. Tài liệu lưu trữ góp phần thúc đầy các hoạt động sáng tạo, nghiên cứu, phê bình VHNT và bảo tồn, phát huy di sản VHNT của dân tộc

 

     Tác phẩm, tài liệu lưu trữ, hay những tài liệu liên quan thuộc “nguồn sử liệu” VHNT là cầu nối quan trọng giữa độc giả, khán thính giả với tác giả. Độc giả, khán thính giả “đọc” và “cảm” tâm tình của tác giả thông qua tác phẩm; đồng thời tìm hiểu thân thế, sự nghiệp của tác giả cũng bằng tác phẩm và các “nguồn sử liệu” liên quan đến tác giả. Ngược lại, chính tác phẩm và “nguồn sử liệu” ấy sẽ truyền tải những “thông điệp” của tác giả đến độc giả, khán thính giả xuyên suốt hàng thế hệ.

 

     Tài liệu lưu trữ nói chung và tác phẩm VHNT được lưu giữ nói riêng là yếu tố then chốt để các thế hệ tác giả kế thừa, phát huy về quan điểm, trường phái, phong cách và nội dung sáng tác.v.v. của các thế hệ tác giả đi trước. Mặt khác, việc khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ còn cho chúng ta cái nhìn tổng quan về phân chia thời kỳ, giai đoạn, trào lưu trong tiến trình phát triển của VHNT. Nhờ có “nguồn sử liệu” này, chúng ta có thể biết tác giả, tác phẩm VHNT đó thuộc thời kỳ nào, trào lưu sáng tác nào, được công chúng đón nhận và đánh giá ra sao…   Tài liệu lưu trữ còn được các nhà biên kịch, biên đạo, đạo diễn phim, sân khấu khai thác sử dụng để xác định bối cảnh xã hội, thiết kế trang phục, đạo cụ cho các bộ phim, vở kịch của từng thời kỳ lịch sử khác nhau…

 

     Thông qua tài liệu lưu trữ các tác giả có thể định hướng việc sáng tác cho riêng mình; đồng thời tích lũy kinh nghiệm sáng tác; phát huy hết mọi giá trị truyền thống VHNT của ông cha để lại. Để làm được điều này đòi hỏi phải nghiên cứu toàn diện các thông tin quá khứ những thành quả lao động sáng tạo VHNT của dân tộc trong các thời kỳ lịch sử, và chỉ ra những thế mạnh và cả cái yếu của việc tiếp thu các giá trị VHNT của từng thời kỳ. Sử dụng nguồn tài liệu lưu trữ VHNT sẽ làm sáng tỏ nhiều vấn đề của lịch sử phát triển VHNT Việt Nam; sáng tạo VHNT vừa tiếp tục truyền thống tốt đẹp của văn học, nghệ thuật qua nhiều thời kỳ lịch sử, đồng thời mở rộng tìm tòi về nội dung phản ánh cũng như phạm vi chiếm lĩnh hiện thực, phát hiện được những vấn đề nóng bỏng, bức xúc của đời sống trên nhiều bình diện, nhiều góc cạnh khác nhau.

 

     Nhờ tiếp cận tài liệu lưu trữ và tác phẩm VHNT của các giả đi trước nên các tác giả thế hệ sau dễ dàng chọn hướng đi đúng đắn cho mình,  biết cách làm thế nào để tác phẩm của mình thật sự đi vào công chúng, sẵn sàng phục vụ các nhiệm vụ chính trị, phục vụ nhân dân, đóng góp vào sự phát triển của lĩnh vực mà mình hoạt động. Sự nối tiếp truyền thống VHNT của cha ông cùng với sự nỗ lực tìm tòi, sáng tạo không ngừng nghỉ là động lực cơ bản để VHNT phát triển. Chẳng hạn dấu hiệu mới của đời sống văn học, nghệ thuật những năm qua là khuynh hướng hiện đại hóa các phương thức biểu hiện, tích cực tìm tòi, thể nghiệm hình thức diễn đạt mới nhưng vẫn trên nền tảng kế thừa giá trị văn học nghệ thuật truyền thống của dân tộc.

 

     Tài liệu lưu trữ VHNT phản ánh những thành quả lao động sáng tạo VHNT, phản ánh chân thực những nhận thức về tự nhiên, xã hội, về trình độ văn hóa của dân tộc ta qua các thời kỳ lịch sử. Nghiên cứu, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ VHNT là được tiếp cận dần đến di sản văn hóa, văn học nghệ thuật của dân tộc, di sản này có vai trò to lớn trong phát triển VHNT của nước ta trong lịch sử, đồng thời có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp xây dựng nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.

 

     Tài liệu lưu trữ VHNT là một trong các nguồn tư liệu quan trọng để hình thành nên các công trình nghiên cứu, phê bình VHNT. Công tác bắt đầu trong hoạt động nghiên cứu, phê bình VHNT nói riêng và các lĩnh vực văn nghệ khác nói chung của các tác giả chắc chắn phải là thu thập “nguồn sử liệu”. Khi có đủ tư liệu, các tác giả mới tiến hành phân tích, đối chiếu và đưa ra những nhận định, kết luận. Nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc thành quả lý luận văn học, nghệ thuật của ông cha ta, vận dụng sáng tạo, làm phong phú lý luận văn học, nghệ thuật Việt Nam hiện đại; tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho mọi năng lực sáng tạo có cơ hội phát huy phát triển, khích lệ những tìm tòi, tôn trọng những ý kiến khác nhau về lý luận và phê bình VHNT vì lợi ích chung và sự phát triển lành mạnh của VHNT.

 

     Thực tế cho ta thấy thông tin quá khứ chứa trong tài liệu lưu trữ không chỉ để nghiên cứu tư tưởng văn học, nghệ thuật truyền thống của cha ông mà còn để nghiên cứu các biện pháp sưu tầm, bảo tồn, phát huy di sản VHNT của các dân tộc đạt được những kết quả thiết thực. Cùng với đó, thông tin trong tài liệu lưu trữ thuộc lĩnh vực VHNT còn được khai thác và sử dụng để phục vụ cho việc nghiên cứu văn hóa của các dân tộc, văn hóa vùng, miền. Những nghiên cứu về văn hóa dựa trên cơ sở các thông tin từ tài liệu lưu trữ về VHNT đã góp phần giới thiệu những nét văn hóa truyền thống của nước ta với bạn bè quốc tế.

 

     Qua những nôi dụngđã nêutrên, có thể nói tài liệu lưu trữ là nhân tố quan trọng có tác động tích cực đến sự phát triển của VHNT./.


Hội Văn học nghệ thuật tỉnh  (Cập nhật ngày 15-08-2014) 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
Văn phòng điện tử IDesk
Công dân hỏi, giám đốc sở trả lời
Tra cứu Hồ sơ đi B
Công khai tài chính
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập70
  • Hôm nay322
  • Tháng hiện tại19,203
  • Tổng lượt truy cập1,870,270
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây