Kết quả tiêu chí đánh giá công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử

Thứ ba - 11/06/2019 04:14 515 0
Đánh giá công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử phải đảm bảo chính xác, khách quan, minh bạch và công bằng.
 

     Thực hiện Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 07/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ hơ, tài liệu Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử; Quyết định số 2711/QĐ-BNV ngày 30/10/2017 của Bộ Nội vụ về ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 35 của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 5843/UBND-NC ngày 27/10/2017 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chỉ thị số 35 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, giao Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định, chỉ đạo thực hiện công tác văn thư, lưu trữ trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các cơ quan nghiêm túc triển khai thực hiện. Để triển khai các nội dung của Chỉ thị và xác định cụ thể về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, địa phương trong việc phối hợp thực hiện hiệu quả về công tác lập hồ sơ, giao nộp hồ sơ, tài liệu và xử lý tài liệu tồn động, tích đóng từ năm 2015 trở về trước…

 

     Công tác lập hồ sơ có vai trò quan trọng trong hoạt động của các cơ quan, tổ chưc, địa phương. Làm tốt công tác lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan và Lưu trữ lịch sử sẽ góp phần đảm bảo thông tin kịp thời cho hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của các cơ quan, tổ chức, địa phương.

 

    Từ thực tiễn trong những năm qua công tác lập hồ sơ công việc của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ tại các cơ quan, tổ chức, địa phương chưa được quan tâm chú trọng và thực hiện đồng bộ triệt để dẫn đến chất lượng hồ sơ, tài liệu nộp lưu vào Lưu trữ cơ quan và Lưu trữ lịch sử chưa đạt yêu cầu theo quy định như:

 

     Về văn bản, tài liệu hình thành trong hoạt động trong các cơ quan, tổ chức, địa phương không được lập hồ sơ hoặc lập hồ sơ chưa đầy đủ; một số ít cán bộ, công chức, viên chức chưa ý thức được trách nhiệm của mình trong công tác lập hồ sơ công việc còn để bó gói, tích đóng; một số cơ quan, tổ chức chưa xây dựng được Danh mục hồ sơ; việc thực hiện giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan và Lưu trữ lịch sử còn chậm…

 

     Do vậy, để đánh giá nâng cao chất lượng trong công tác lập hồ sơ công việc và thực hiện giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan và Lưu trữ lịch sử của các cơ quan, tổ chức, địa phương cần phải thực hiện đầy đủ các tiêu chí đánh giá, đồng thời tổ chức kiểm tra về công tác văn thư, lưu trữ theo định kỳ hàng năm.

 

     Kết quả đánh giá nhằm khuyến khích định hướng các cơ quan, tổ chức, địa phương tiến hành các hoạt động cải tiến và không ngừng nâng cao chất lượng hồ sơ công việc và tăng cường hoạt động nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ cơ quan và Lưu trữ lịch sử theo qui định pháp luật hiện hành. Qua đó, góp phần xử lý dứt điểm tình trạng tài liệu bó gói, tồn đọng, tích đống tại các cơ quan, tổ chức, địa phương và tăng cường hoạt động nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ cơ quan và Lưu trữ lịch sử nhằm đảm bảo an toàn hồ sơ, tài liệu và nâng cao phục vụ việc khai thác tra tìm tài liệu.

 

     Hiệu quả mang lại các tiêu chí đánh giá công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào Lưu trữ cơ quan và Lưu trữ lịch sử: Hệ thống văn bản của UBND tỉnh và Sở Nội vụ đã đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý thống nhất công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào Lưu trữ cơ quan và Lưu trữ lịch sử đã từng bước đi vào cuộc sống và phù hợp với Chỉ thỉ số 35/CT-TTg ngày 07/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về tăng cường về công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử và Công văn số 5709/BNV-VTLTNN ngày 30/10/2017 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Chỉ thị số 35/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

 

     Các văn bản của UBND tỉnh và Sở Nội vụ về công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan và Lưu trữ lịch sử đã áp dụng tiêu chí đánh giá trong phạm vi trên địa bàn tỉnh Bình Định thật sự có hiệu quả và đi vào cuộc sống bắt đầu từ năm 2017, góp phần giúp cho cán bộ, công chức, viên chức và những người làm việc liên quan đến công tác công văn, giấy tờ của Nhà nước được tiếp cận công tác lập hồ sơ dễ làm, dễ nhớ, dễ thực hiện mang lại hiệu quả công tác lập hồ sơ công việc được thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, địa phương; qua đó góp phần thúc đẩy giữ gìn, bảo quản an toàn và giá trị tài liệu ngày càng được phát huy và khai thác sử dụng tài liệu phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương./.


Thị Diễm, Phòng LTLS  (Cập nhật ngày 07-11-2018)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
Văn phòng điện tử IDesk
Công dân hỏi, giám đốc sở trả lời
Tra cứu Hồ sơ đi B
Công khai tài chính
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập80
  • Hôm nay332
  • Tháng hiện tại19,213
  • Tổng lượt truy cập1,870,280
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây