Các phương pháp diệt côn trùng gây hại cho tài liệu lưu trữ.

Thứ năm - 29/08/2019 21:05 3.020 0
     Để diệt trừ côn trùng sống lẫn trong tài liệu, người ta sử dụng nhiều phương pháp khác nhau và diệt trừ chúng ở mỗi giai đoạn phát triển, nhằm bảo quản an toàn tài liệu tại kho lưu trữ lịch sử.
          Các phương pháp diệt côn trùng
     1. Dùng các loại hóa chất độc để diệt côn trùng: đây là biện pháp cổ truyền đã và đang được dùng rộng rãi, cụ thể gồm:
     - Các hóa chất dạng hơi sương hay bột được phun xịt lên tài liệu khiến côn trùng bị dính chất độc và chết. Các bình xịt loại này dễ mua, dễ dùng và hiệu quả nhanh nhưng gây độc hại khá nặng cho người thực hiện và cả cho môi trường, cho tài liệu sau khi khử trùng. Vì vậy người ta chỉ dùng bình xịt cho số ít tài liệu và cũng không dùng thường xuyên.
     - Các chất độc dạng bột được rắc rải để côn trùng ăn, hoặc được hòa vào nước để chúng uống và bị nhiễm độc. Cách làm này đỡ gây độc hại cho người thực hiện và dễ thu dọn tránh gây hại cho tài liệu. Tuy nhiên, hiệu quả diệt côn trùng này không cao.
Ngoài các loại thuốc diệt côn trùng có trên thị trường, người ta thường dùng các loại hóa chất sau: ethylene oxyde, methylbromids, acid boric, silica…Trước kia, các hóa chất diệt côn trùng được sử dụng khá rộng rãi, nhưng hiện nay do yêu cầu bảo vệ môi trường và an toàn sức khỏe con người cũng như tài liệu, người ta chỉ dùng trong phạm vi nhỏ lẻ và hạn chế, không được xem là phương pháp phổ cập để diệt côn trùng cho tài liệu lưu trữ.
     2. Xông hơi hay khói để diệt côn trùng: Tài liệu đươc đặt trong hòm, tủ kín cùng với hóa chất bay hơi và xông trong thời gian vài ngày khiến các loại côn trùng đang xâm hại tài liệu bị nhiễm độc và bị diệt.
     Phương pháp này tuy đơn giản, ít tốn kém và dễ thực hiện với hiệu quả cao, nhưng các chất dùng để diệt côn trùng cũng ít nhiều gây cho người và tài liệu nên người ta cải tiến bằng phương pháp ngạt khí để diệt trùng an toàn.
      3. Gây ngạt khí để diệt côn trùng: cho tài liệu có nhiễm côn trùng có nắp đậy kín khí, hay cho vào túi, hộp kín bằng chất dẻo, có kích thước linh hoạt dùng cho mỗi loại vật liệu lớn hay nhỏ. Trước tiên hút chân không cho tủ hoặc túi để loại trừ hết không khí và khí oxy ra ngoài. Sau đó nạp khí Nitơ vào khiến cho các loại côn trùng ở mỗi giai đoạn phát triển của chúng như trứng, nhộng, ấu trùng trưởng thành đang sinh sống lẫn trong tài liệu không có oxy để duy trì sự sống. Sau thời gian khoảng 3 tuần các sinh vật gây hại, tài liệu sẽ được lấy ra làm sạch xác côn trùng và kết thúc quá trình khử trùng.
     Nói chung, đây là giải pháp có kết quả diệt trùng triệt để, nhưng lại rất thân thiện với con người, với môi trừơng và bản thân tài liệu nên đang được xem là một trong những giải pháp diệt côn trùng tối ưu trong hoạt động bảo quản tài liệu.
     4. Gây lạnh cống để diệt côn trùng: Tài liệu trước khi xử lý cần được gói trong túi polyethylene, dán kín lại để trách hấp thụ và nhả hơi trong quá trình kết đông và rã đông. Sau đó các túi tài liệu được làm lạnh càng nhanh càng tốt, tối thiểu là đạt tới 00C trong 4 giờ, rồi tới -200c trong tám giờ và giữ nguyên nhịêt độ này trong 48 giờ để đảm bảo diệt được hết côn trùng.
Tiếp sau, các túi tài liệu được lấy ra để rã đông chậm, tối thiểu là trong 8 giờ. Khi đạt tới nhiệt độ phòng, tài liệu được lấy ra khỏi túi, làm sạch xác côn trùng và đưa vào sử dụng.
     5. Gây nóng để diệt côn trùng: xếp tài liệu vào tủ sấy rồi nâng nhiệt độ trong tủ lên tới 600 c là có thể diệt hết các loại côn trùng đang sống lẫn trong tài liệu. Giải pháp này đơn giản và rẻ tiền nhưng cho kết quả diệt côn trùng rất cao. Tuy nhiên, nhiều loại giấy sau quá trình khử trùng, chúng thường bị khô giòn, dễ mủn, bở và giảm tuổi thọ. Vì vậy, giải pháp này hầu như không được sử dụng trong ngành lưu trữ tài liệụ.
     6. Dùng tia phóng xạ để diệt côn trùng: Đặt tài liệu, hiện vật nhiễm côn trùng trong hòm hay hộp kín và chiếu xạ tia gama với liều lượng hợp lý côn trùng sẽ diệt nhanh chống. Đối với tài liệu giấy và sách, tia bức xạ gama cũng dễ phản ứng oxy hoá làm đứt gãy mạch cellulose của gấy, khiến giấy dễ bị phân hủy dần. Nói chung, phương pháp này không nên sử dụng cho bảo quản tài liệụ.
     7. Dùng bẫy để bắt giữ và diệt côn trùng: Trong một số trường hợp, phương pháp làm bẫy cũng rất đơn giản và hiệu quả. Chẳng hạn để chống loài mối trắng hay kiến xâm hại tài liệu, người ta thường dùng các loại mồi nhử thích hợp để thu hút chúng với số lượng lớn rồi dùng hóa chất để tiêu diệt, đặc biệt diệt con chúa để hủy cả đàn tận gốc. Với các loại bọ cánh thì dùng các loại đèn bẫy rất hiệu quả. Giải pháp bẫy có thể dùng trong trường hợp xuất hiện côn trùng cụ thể.
     Kết luận
     Với các phương pháp được giới thiệu trên, trong điều kiện kinh tế của mỗi địa phương để áp dụng cho các kho lưu trữ bảo quản an toàn tài liệu theo tôi có hai phương pháp có triển vọng phát triển rộng rãi và tối ưu, đạt hiểu quả đó là: Cách gây ngạt khí và gây lạnh cống để diệt côn trùng./.

Tác giả bài viết: Minh Nguyệt, Phòng Lưu trữ lịch sử

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
Văn phòng điện tử IDesk
Công dân hỏi, giám đốc sở trả lời
Tra cứu Hồ sơ đi B
Công khai tài chính
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập154
  • Hôm nay433
  • Tháng hiện tại19,314
  • Tổng lượt truy cập1,870,381
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây