Sự cần thiết sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm của tỉnh Bình Định

Thứ ba - 11/06/2019 04:15 771 0
Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cho công tác sưu tầm, thu thập, bảo vệ và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ - Di sản đặc biệt quý giá của dân tộc.
 

     Nhận thức được ý nghĩa, vai trò tầm quan trọng của tài liệu lưu trữ, đặc biệt là tài liệu quý, hiếm của cá nhân, gia đình, dòng họ tiêu biểu qua các thời kỳ lịch sử và thực trạng về việc bảo quản, giữ gìn tài liệu quý, hiếm trong nước nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng; Chi cục Văn thư – Lưu trữ tỉnh Bình Định đã xem việc sưu tầm, thu thập tài liệu quý, hiếm là một nhiệm vụ trọng tâm của Lưu trữ lịch sử tỉnh và xây dựng kế hoạch hàng năm để thực hiện từ năm 2008 cho đến nay theo tinh thần Chỉ thị số 05/2007/CT-TTg ngày 02/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ và Quyết định phê duyệt Đề án “Sưu tầm tài liệu quý, hiếm trong và ngoài tỉnh Bình Định giai đoạn 2017 – 2021” theo Quyết định số 2041/QĐ-UBND ngày 07/6/2017 của UBND tỉnh.

         

     Như vậy, tài liệu quý, hiếm của các gia đình, dòng họ trên địa bàn tỉnh Bình Định đang đặt trước sự thử thách lớn về tồn vong bởi thời gian, ý thức trách nhiệm của con người. Nguy cơ lớn nhất là do thiên nhiên khắc nghiệt với sự tác động liên tục của các điều kiện tự nhiên, mối mọt, lũ lụt sẽ làm cho các loại tài liệu này đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ hư hỏng, mất mát.

 

     Đây là vấn đề mang tính cấp thiết để Chi cục Văn thư – Lưu trữ cố gắng tổ chức thực hiện đạt hiệu quả về việc sưu tầm, thu thập nguồn tài liệu quý, hiếm có giá trị lịch sử đặc biệt quan trọng để góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ nói chung và giữ gìn những di sản của tỉnh Bình Định.

         

     Tuy nhiên, cũng khách quan nhìn nhận qua đợt sưu tầm, sao chụp tài liệu từ trước đến nay cũng còn nhiều bất cập, khó khăn vì những quy định của Nhà nước về việc quản lý tài liệu quý, hiếm chưa mang tính hệ thống và tổng thể ngành nào, đơn vị khoa học, cá nhân nào được thực hiện sư tầm, thu thập, chưa phối hợp chia sẻ thông tin, tư liệu, dẫn đến chồng chéo chức năng, nhiệm vụ của nhau giữa cơ quan lưu trữ, bảo tàng và thư viện. Hiện nay có một số tài liệu quý, hiếm là “tài sản” riêng của các cơ quan, và cá nhân đang lưu trữ để sử dụng, nghiên cứu cho các đề tài, các công trình của mình, đặc biệt qua các thời kỳ lịch sử thăng trầm của đất nước cũng có một số tài liệu quý, hiếm của tỉnh được lưu giữ ở cac Trung tâm Lưu trữ Quốc gia và các tỉnh, thành phố trong nước.

 

     Để tiếp tục thực hiện công tác sưu tầm, thu thập và bổ sung tài liệu quý, hiếm vào Lưu trữ lịch sử tỉnh bảo quản và tổ chức phát huy giá trị tài liệu, theo Đề án đã tham mưu Sở Nội vụ triển khai, điều tra, thống kê, lọc danh mục và thu thập tài liệu quý, hiếm của tỉnh qua các thời kỳ còn phân tán nhiều nơi trong và ngoài tỉnh.

 

     Đoàn công tác của Chi cục đã được tiếp xúc với một số tài liệu bản gốc là các sắc phong, sắc phong thần, gia phả, văn bản đất đai, hồ sơ – lý lịch các di tích của danh nhân lịch sử như: Võ Xán, Võ Văn Dũng, Bùi Thị Xuân, Mai Xuân Thưởng, các Tháp Chăm, tài liệu địa chí của tỉnh Bình Định…

 

     Một số tài liệu quý, hiếm được sao, chụp trực tiếp từ văn bản gốc lưu trữ tại Bảo tàng Quang Trung và các dòng họ có niên đại từ đời Cảnh Hưng, Cảnh Thịnh, đời Lê, thời Tây Sơn và các triều đại Nhà Nguyễn, nhiều văn bản khế ước mua , bán đất đai có niên đại từ đời Lê, Tây Sơn; nhiều văn bản chỉ phong chức, tước cho quan lại Triều Nguyễn…khi trao đổi với đoàn công tác các gia tộc họ Bùi (Bùi Thị Xuân) , họ Quách (Quách Tấn), họ Đào (Đào Doãn Địch)…thì các sắc phong, gia phả đó là đồ gia bảo của ông, cha, họ tộc không thể tặng cho, ký, gửi, bán tùy tiện cho bất kỳ một đơn vị nào, hiện vật của gia đình, dòng họ cho các bảo tàng, thư viện, các cơ quan, chức năng để giữ gìn, bảo quản và phát huy giá trị tốt hơn.

 

     Xuất phát từ cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn nêu trên, Chi cục Văn thư – Lưu trữ nhận thấy việc thực hiện Đề án là rất cần thiết và cấp bách, việc triển khai thực hiện Đề án này không đơn thuần là việc thực hiện quy định của Nhà nước về sưu tầm tài liệu lưu trữ mà còn góp phần bổ sung, hoàn thiện phông lưu trữ tỉnh Bình Định. Là một giải pháp khoa học, đồng bộ để bảo toàn và phát huy giá trị của tài liệu một bộ phận vô sản của dân tộc như chính mục tiêu của Đề án đã đặt ra. Việc thực hiện Đề án đã nhận được sự ủng hộ tích cực của một số cá nhân. Đề án sưu tầm tài liệu quý, hiếm trong và ngoài tỉnh đã thu được nhiều kết quả khả quan./.


Thành Phi, Phòng LTLS  (Cập nhật ngày 10-12-2018 )

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
Văn phòng điện tử IDesk
Công dân hỏi, giám đốc sở trả lời
Tra cứu Hồ sơ đi B
Công khai tài chính
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập158
  • Hôm nay505
  • Tháng hiện tại19,386
  • Tổng lượt truy cập1,870,453
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây