KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, THỐNG KÊ SƯU TẦM, SAO CHỤP TÀI LIỆU QUÝ, HIẾM CỦA ÔNG “MAI XUÂN TÍN”

Thứ ba - 11/06/2019 04:09 148 0
Thực hiện Công văn số 1465/SNV-VTLT ngày 28/11/2014 của Sở Nội vụ đăng ký làm việc với Phòng Nội vụ huyện Tây Sơn về tài liệu quý, hiếm qua các thời kỳ lịch sử của tỉnh Bình Định.
 

     Từ ngày 03 đến 04/12/2014, tổ chức Đoàn đi điều tra, thống kê và lập danh mục tài liệu quý, hiếm, Chi cục Văn thư – Lưu trữ phối hợp với Phòng Nội vụ Huyện Tây Sơn trực tiếp đến làm việc với gia đình ông Mai Thành Cư (cháu gọi ông Mai Xuân Thưởng bằng cố) ở thôn Phú Lạc, xã Bình Thành, huyện Tây Sơn để tiếp cận và sao chụp tài liệu quý, hiếm của ông Mai Xuân Thưởng. Tại buổi làm việc gia đình ông Cư cho biết tài liệu của ông Mai Xuân Thưởng trong thời kỳ chiến tranh bị thất lạc không còn,  hiện nay dòng họ còn lưu giữ được 08 sắc phong và 11 tài liệu khác của ông Mai Xuân Tín là thân sinh của  cụ Mai Xuân Thưởng, kết quả điều tra, thống kê các sắc phong như sau:  

         

     1. Ngày 05 tháng 10 năm 1856 làm quan với chức Thừa biện tại Ty quy chế thuộc Bộ Công.

         

     2. Ngày 29 tháng 11 năm 1856 Bộ Lại cấp bằng cho ông được cải bổ Hàm Điển Bạ lãnh chức Huấn Đạo huyện Hà Đông (thuộc tỉnh Quảng Nam).

         

     3. Ngày 04 tháng 11 năm 1859 Sắc phong ông Hàm Biên Tu, lãnh Hàm kiểm Thảo, làm chức Hàm Tẩu tại Sở Bản Chương thuộc Nội các.

         

     4. Ngày 12 tháng 01 năm 1862 sắc phong ông chức Tri huyện Phẩm Chánh Lục huyện An Định (thuộc tỉnh Thanh Hóa).

         

     5. Tháng 8 năm 1862 tạm giữ chức Tri phủ, Phủ Quảng Hóa (thuộc tỉnh Thanh Hóa).

         

     6. Ngày 26 tháng 7 năm 1864 sắc phong ông Thất Thu Phẩm Chánh Lục lãnh chức Viên Ngoại Lang thuộc Bộ Lễ.

         

     7. Ngày 30 tháng 01 năm 1865 ông được sắc phong Hàn Lâm viện thị Độc, lãnh chức Án sát Sứ tỉnh Thanh Hóa.

         

     8. Ngày 04 tháng 12 năm 1865 ông được phong chức Bố Chánh Sứ tỉnh Cao Bằng.

 

     Trong thời gian làm việc Đoàn đã gặp gỡ, tiếp cận và khảo sát các sắc phong của ông Mai Xuân Tín đang bảo quản, lưu giữ tại gia đình ông Mai Thành Cư, Đoàn đã tuyên truyền, vận động, thuyết phục cá nhân, gia đình, dòng họ hiến tặng bản gốc cho Chi cục Văn thư – Lưu trữ để bảo quản an toàn, kéo dài tuổi thọ và phát huy giá trị của tài liệu. Tuy nhiên, ông Cư từ chối và bảo đây là vật quý giá của ông, bà để lại cho dòng họ, con cháu nên không thể hiến tặng cho nhà nước mà chỉ cho mượn để sao chụp.

 

     Có thể khẳng định, các sắc phong trên là di sản văn hóa của  dân tộc Việt Nam nói chung và của tỉnh Bình Định nói riêng cần phải được bảo quản, giữ gìn cho thế hệ muôn đời sau./.


Kim Hương, Phó Chi cục trưởng CCVTLT  (Cập nhật ngày 10-12-2014 )

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
Văn phòng điện tử IDesk
Công dân hỏi, giám đốc sở trả lời
Tra cứu Hồ sơ đi B
Công khai tài chính
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập95
  • Hôm nay347
  • Tháng hiện tại19,228
  • Tổng lượt truy cập1,870,295
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây