Phát huy giá trị tài liệu tại Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định

Thứ ba - 11/06/2019 04:15 993 0
Phát huy giá trị tài liệu vừa là mục tiêu của công tác lưu trữ vừa là kết quả của phản ảnh hiệu quả của công tác lưu trữ. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng tài liệu lưu trữ để phục vụ công tác, nghiên cứu khoa học, lịch sử và các nhu cầu chính đáng khác .
 

     Tài liệu lưu trữ là tài sản quý giá của dân tộc, có gí trị đặt biệt đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phải được bảo quản an toàn tuyệt đối đúng theo yêu cầu, quy định của Nhà nước. Trong những năm qua, Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ dưới nhiều hình thức khác nhau: Sử dụng tài liệu tại Phòng đọc của lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử tỉnh; xuất bản ấn phẩm lưu trữ; giới thiệu tài liệu lưu trữ trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của lưu trữ lịch sử tỉnh; triễn lãm, trưng bày tài liệu lưu trữ; trích dẫn tài liệu lưu trữ trong công trình nghiên cứu; cấp bản sao, chứng thực tài liệu lưu trữ…Có thể khẳng định, tài liệu lưu trữ là nguồn sử liệu quan trọng phục vụ cho nghiên cứu lịch sử mà còn có giá trị đặc biệt đối với hoạt động thực tiễn, phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp của nhân dân.

         

     Trong thời gian qua Đảng, Nhà nước rất quan tâm có nhiều văn bản chỉ đạo các cơ quan lưu trữ đẩy mạnh công tác tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ, coi đây mục đích cuối cùng công tác lưu trữ là đưa tài liệu lưu trữ phục vụ tốt nhất cho mọi yêu cầu nghiên cứu sử dụng tài liệu của xã hội.

 

     Hiện tại, Lưu trữ lịch sử tỉnh trực tiếp quản lý hơn 3000 mét giá tài liệu lưu trữ lịch sử (Chưa kể tài liệu Nghe - Nhìn và tài liệu cá nhân, gia đình, dòng họ, với 140 phông được hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức, địa phương), bao gồm:

         

     - Khối tài liệu lưu trữ Hán - Nôm là khối tài liệu thuộc nguồn quý, hiếm qua các thời kỳ Phong kiến Việt Nam, chủ yếu là của triều Nguyễn, có niên đại vào thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20;

         

     - Khối tài liệu lưu trữ hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức cách mạng từ 1975 trở về trước (gọi tắt là tài liệu UBND cách mạng);

         

     - Khối tài liệu lưu trữ hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức chính quyền tay sai của Mỹ -Ngụy ở Bình Định từ năm 1958-1975;

         

     - Khối tài liệu lưu trữ hình thành trong thời kỳ họp nhất 2 tỉnh Bình Định – Quãng Ngãi thành tỉnh Nghĩa Bình 1976-1989;

 

     - Khối tài liệu lưu trữ hình thành của các cơ quan, tổ chức thời kỳ chia tác tỉnh Nghĩa Bình thành 2 tỉnh riêng biệt: Bình Định và Quãng Ngãi, từ năm 1990 đến nay khối tài liệu lưu trữ khoa học kỷ thuật xây dựng các công trình trọng điểm của tỉnh Bình Định từ năm 1990 đến nay;

 

     - Khối tài liệu địa giới hành chính Bình Định và Nghĩa Bình;

 

     - Khối tài liệu thủy văn, thủy lực, hải dương, địa hình, khí hậu, khoáng sản, thổ nhưỡng, hệ sinh thái, tài nguyên sinh vật và tài nguyên môi trường;

 

     - Khối tài liệu của cá nhân gia đình, dòng họ qua các thời kỳ lịch sử tỉnh; Khối lượng hồ sơ đi B tỉnh Nghĩa Bình năm 1959-1975.

 

     Qua khảo sát thực tế cho thấy, tài liệu lưu trữ được bảo quản tại Lưu trữ lịch sử tỉnh là bản gốc, bản chính được ghi trên các chất liệu như: Giấy, phim, ảnh, băng từ … hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức, địa phương thuộc các chế độ khác nhau và của các cá nhân, gia đình, dòng họ tiêu biểu phản ảnh đời sống, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội từ thế kỷ 19 đến nay.

 

     Phát huy giá trị tài liệu lưu trữ về bản chất là thông qua các hình thức tổ chức, sử dụng tài liệu nhằm đưa giá trị thông tin vào cuộc sống, coi đó là nguồn lực gián tiếp mang lợi ích vật chất và tinh thần, góp phần thúc đẩy xã hội tỉnh phát triển.

 

     Để làm phong phú nguồn tài liệu lưu trữ của tỉnh, công tác sưu tầm, thu thập tài liệu quý, hiếm trong và ngoài tỉnh cũng cần được đẩy mạnh. Nhất là đối với các tư liệu được người dân sở hữu, giúp họ hiểu được quyền lợi và giá trị của tài liệu mà họ sở hữu, từ đó khuyến khích chủ sở hữu biếu, ký gửi, bán tư liệu cho cơ quan lưu trữ, hoặc đăng ký các cơ quan để hướng dẫn hỗ trợ bảo quản, tránh thất lạc, mất mát nguồn tài liệu lưu trữ quý, hiếm.

 

     Trên chặng đường xây dựng, hình thành và phát triển, với việc triển khai tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu khác nhau, chương trình phát huy giá trị tài liệu lưu trữ tại Lưu trữ sử tỉnh đã gặt hái được những thành tựu đáng kể. Có được những thành công ấy chính là nhờ sự lãnh đạo, quan tâm một cách thiết thực của lãnh đạo các cấp, đồng thời cơ sự đóng góp to lớn của đội ngũ cán bộ, viên chức của Lưu trư lich sử tỉnh và đặc biệt là những người thực hiện công tác này. Đứng trước yêu cầu thời kỳ mới, với mong muốn ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu khai thác thông tin của xã hội, những người làm công tác lưu trữ không thể hài lòng với những gì đã làm được, mà cần có ý thức trách nhiệm hơn nữa, phải không ngừng tìm tòi, đáp ứng các biện pháp tổ chức, khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ để những giá trị của tài liệu lưu trữ ngày càng được phát huy, góp phần phục vụ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc./.


Ngọc Mai, Phòng LTLS  (Cập nhật ngày 16-11-2018)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
Văn phòng điện tử IDesk
Công dân hỏi, giám đốc sở trả lời
Tra cứu Hồ sơ đi B
Công khai tài chính
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập155
  • Hôm nay646
  • Tháng hiện tại19,527
  • Tổng lượt truy cập1,870,594
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây