Tình hình tài liệu hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định

Thứ ba - 21/02/2023 10:09 175 0
     Tài liệu lưu trữ là bản gốc, bản chính của tài liệu được viết ghi trên nhiều vật mang tin khác nhau như  trên gỗ (Tài liệu Mộc bản) trên giấy gió (Tài liệu Hán – Nôm ruộng đất) Tài liệu Tiếng Pháp, tiếng Việt. Các sắc phong, chiếu, chỉ, tài liệu Hán - Nôm, tài liệu cá nhân, gia đình, dòng họ tiêu biểu qua các thời kỳ lịch sử, hồ sơ các di tích). Tài liệu hành chính thời kỳ Việt Nam DCCH từ năm 1956-1975. Tài liệu thời kỳ hợp nhất hai tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi thành tỉnh Nghĩa Bình từ năm 1976-1989. Tài liệu thời kỳ chia tách từ tỉnh Nghĩa Bình thành 2 tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Bình Định từ năm 1989 đến nay.Tài liệu Thời kỳ tỉnh Bình Định từ năm 1990 đến nay. Các nhóm tài liệu nêu trên phản ánh và ghi lại những thành tựu của tỉnh Nghĩa Bình và tỉnh Bình Định đạt được trên các lĩnh vực như phục hồi kinh tế sau chiến tranh, khôi phục và phát triển nông nghiệp, công nghiệp, thiết lập quan hệ sản xuất, xây dựng chính quyền, phân chia địa giới hành chính…
 
 
K4
Hình ảnh Kho Lưu trữ tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh
 
     Có thể nói rằng tài liệu đang được bảo quản tại Trung tâm là rất đa dạng và phong phú cả về nội dung và hình thức. Đây là một trong những nguồn sử liệu rất quan trọng, là di sản đặc biệt của dân tộc, của tỉnh nhà có giá trị rất lớn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
             
    Được sự quan tâm của Uỷ ban Nhân nhân tỉnh, của Sở Nội vụ,Trung tâm Lưu trữ đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh đầu tư kinh phí xây dựng  Kho  Lưu trữ chuyên dụng và cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng hiện đại phục vụ cho công tác bảo quản tài liệu lưu trữ lịch sử của tỉnh.


     Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao trong những năm qua, Trung tâm đã tổ chức thu thập, chỉnh lý, bảo quản, khai thác, sử dụng và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ; thực hiện cung cấp các dịch vụ công và dịch vụ lưu trữ theo quy định của pháp luật. Đặc biệt là đẩy mạnh công tác bảo hiểm tài liệu, tu bổ, bồi nền, phục chế tài liệu; sưu tầm thu thập tài liệu quý, hiếm trong và ngoài tỉnh; số hóa tài liệu và hiện đại hoá các công cụ tra cứu, mở rộng các hình thức phục vụ khai thác, sử dụng tài liệu trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công của tỉnh… đã góp phần phát huy hiệu quả giá trị của tài liệu lưu trữ hiện đang bảo quản tại Trung tâm đáp ứng được các yêu cầu của các cơ quan, tổ chức và công dân trong tỉnh./.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Nguyệt, Phòng Nghiệp vụ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
Văn phòng điện tử IDesk
Công dân hỏi, giám đốc sở trả lời
Tra cứu Hồ sơ đi B
Công khai tài chính
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập185
  • Hôm nay715
  • Tháng hiện tại19,596
  • Tổng lượt truy cập1,870,663
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây