Kỷ niệm 72 năm Ngày Lưu trữ Việt Nam (03/01/1946 – 03/01/2018)

Thứ ba - 11/06/2019 05:55 128 0
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đổi mới công tác khai thác, sử dụng tài liệu trong kho lưu trữ lịch sử tỉnh.
 

     Cách đây 72 năm, ngày 03-01-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh - Chủ tịch Chính phủ lâm thời Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký Thông đạt số 1CP/VP về công tác công văn, giấy tờ, trong đó Người chỉ rõ: "Tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt về phương diện kiến thiết quốc gia". Thông đạt là một trong những văn bản đầu tiên của Nhà nước ta về công tác lưu trữ, đặt nền móng quan trọng cho ngành Lưu trữ Việt Nam, có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc nâng cao ý thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân với việc giữ gìn và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ quốc gia.

 

     Xác định ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của công tác lưu trữ, ngày 17 tháng 9 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1229/QĐ-TTg về ngày truyền thống của ngành Lưu trữ Việt Nam, trong đó lấy ngày 03 tháng 01 hàng năm là ngày truyền thống của ngành Lưu trữ Việt Nam, lấy tên là "Ngày Lưu trữ Việt Nam".

 

     Trong những năm qua, Chi cục Văn thư – Lưu trữ Bình Định đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu công bố, giới thiệu tài liệu lưu trữ lịch sử trên các phương tiện thông tin đại chúng và phục vụ khai thác, sử dụng tài liệu một cách chuyên nghiệp theo đúng quy định của pháp luật nói chung và Luật lưu trữ nói riêng.

 

     Riêng năm 2017, Chi cục Văn thư – Lưu trữ đã ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện các nhiệm vụ phát huy giá trị tài liệu lưu trữ lịch sử tỉnh đạt kết quả cụ thể như sau:

 

     - Số hóa tài liệu lưu trữ lịch sử Phông UBND tỉnh Bình Định giai đoạn 1990 – 2007 được 260.000 trang văn bản;

 

     - Công bố, giới thiệu tài liệu lưu trữ trên trang thông tin điện tử phục vụ các hoạt động tuyên truyền lĩnh vực quản lý nhà nước văn thư, lưu trữ, quản lý tài liệu lưu trữ lịch sử tỉnh;

 

     - Giới thiệu các khối, phông tài liệu lưu trữ lịch sử tại kho lưu trữ lịch sử tỉnh theo các chuyên đề phục vụ cho độc giả sử dụng tại Phòng đọc là 2.020 lượt người/năm;

 

     - Trích dẫn tài liệu lưu trữ trong công trình nghiên cứu được 89 công trình;

 

     - Cấp bản sao tài liệu lưu trữ, bản chứng thực tài liệu lưu trữ được 1.765 văn bản;

 

     - Trao trả hồ sơ, kỷ vật cán bộ đi B của tỉnh Bình Định cho các huyện, thị xã, thành phố là 4.258 hồ sơ;

 

     - Sưu tầm tài liệu quý, hiếm trong và ngoài tỉnh được một số nhóm tài liệu:

 

     + Sắc phong, Sắc phong thần từ Hậu Lê đến Thiệu Trị ban cho Họ Châu; Sắc phong của Đào Tấn và Đào Nhữ Tuyên (con trai của Đào Tấn);

 

     + Gia phả, Tộc phả: Bản sao tài liệu của các dòng họ có niên đại đời Cảnh Hưng, Cảnh Thịnh, đời Lê, đời Tây Sơn và các Triều đại Nhà Nguyễn; Gia phả, Tộc phả của gia đình ông Đào Duy Nhơn cháu cụ Đào Duy Từ …;

 

     + Tài liệu về văn hóa nghệ thuật cổ truyền: Hai tấm liễng (câu đối); 06 bài tuồng cổ của Đào Tấn;

 

     + Tài liệu về nghệ thuật võ cổ truyền Bình Định: 01 bài quyền, bài thiệu cổ của võ sư Nguyễn Văn Đấy và 01 quyển võ kinh họ Trương được viết bằng chữ Hán – Nôm;

 

     + Văn bản đất đai, dư địa chí: Các văn khế ước mua bán ruộng đất có niên đại từ thời Lê, Tây Sơn … và nhiều tài liệu khác từ năm 1930 – 1975; 02 quyển sách Hoàng Việt nhất thống dư địa chí của Lê Quang Định (1806);

 

     + Hồ sơ lý lịch các di tích của các danh nhân lịch sử như: Võ Xán, Võ Văn Dũng, Bùi Thị Xuân, Mai Xuân Thưởng; các tháp chăm, tài liệu địa chí … của tỉnh Bình Định.

 

     + Tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I sưu tầm thu thập, chứng thực tài liệu lưu trữ về Bình Định trước năm 1945.

 

     Thiết nghĩ kỷ niêm 72 năm ngày Lưu trữ Việt Nam là dịp để ôn lại truyền thống và tôn vinh những người làm công tác lưu trữ ở các ngành, các cấp kết quả một cách thiết thực nhất./.Cách đây 72 năm, ngày 03-01-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh - Chủ tịch Chính phủ lâm thời Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký Thông đạt số 1CP/VP về công tác công văn, giấy tờ, trong đó Người chỉ rõ: "Tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt về phương diện kiến thiết quốc gia". Thông đạt là một trong những văn bản đầu tiên của Nhà nước ta về công tác lưu trữ, đặt nền móng quan trọng cho ngành Lưu trữ Việt Nam, có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc nâng cao ý thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân với việc giữ gìn và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ quốc gia.

 

     Xác định ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của công tác lưu trữ, ngày 17 tháng 9 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1229/QĐ-TTg về ngày truyền thống của ngành Lưu trữ Việt Nam, trong đó lấy ngày 03 tháng 01 hàng năm là ngày truyền thống của ngành Lưu trữ Việt Nam, lấy tên là "Ngày Lưu trữ Việt Nam".

 

     Trong những năm qua, Chi cục Văn thư – Lưu trữ Bình Định đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu công bố, giới thiệu tài liệu lưu trữ lịch sử trên các phương tiện thông tin đại chúng và phục vụ khai thác, sử dụng tài liệu một cách chuyên nghiệp theo đúng quy định của pháp luật nói chung và Luật lưu trữ nói riêng.

 

     Riêng năm 2017, Chi cục Văn thư – Lưu trữ đã ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện các nhiệm vụ phát huy giá trị tài liệu lưu trữ lịch sử tỉnh đạt kết quả cụ thể như sau:

 

     - Số hóa tài liệu lưu trữ lịch sử Phông UBND tỉnh Bình Định giai đoạn 1990 – 2007 được 260.000 trang văn bản;

 

     - Công bố, giới thiệu tài liệu lưu trữ trên trang thông tin điện tử phục vụ các hoạt động tuyên truyền lĩnh vực quản lý nhà nước văn thư, lưu trữ, quản lý tài liệu lưu trữ lịch sử tỉnh;

 

     - Giới thiệu các khối, phông tài liệu lưu trữ lịch sử tại kho lưu trữ lịch sử tỉnh theo các chuyên đề phục vụ cho độc giả sử dụng tại Phòng đọc là 2.020 lượt người/năm;

 

     - Trích dẫn tài liệu lưu trữ trong công trình nghiên cứu được 89 công trình;

 

     - Cấp bản sao tài liệu lưu trữ, bản chứng thực tài liệu lưu trữ được 1.765 văn bản;

 

     - Trao trả hồ sơ, kỷ vật cán bộ đi B của tỉnh Bình Định cho các huyện, thị xã, thành phố là 4.258 hồ sơ;

 

     - Sưu tầm tài liệu quý, hiếm trong và ngoài tỉnh được một số nhóm tài liệu:

 

     + Sắc phong, Sắc phong thần từ Hậu Lê đến Thiệu Trị ban cho Họ Châu; Sắc phong của Đào Tấn và Đào Nhữ Tuyên (con trai của Đào Tấn);

 

     + Gia phả, Tộc phả: Bản sao tài liệu của các dòng họ có niên đại đời Cảnh Hưng, Cảnh Thịnh, đời Lê, đời Tây Sơn và các Triều đại Nhà Nguyễn; Gia phả, Tộc phả của gia đình ông Đào Duy Nhơn cháu cụ Đào Duy Từ …;

 

     + Tài liệu về văn hóa nghệ thuật cổ truyền: Hai tấm liễng (câu đối); 06 bài tuồng cổ của Đào Tấn;

 

     + Tài liệu về nghệ thuật võ cổ truyền Bình Định: 01 bài quyền, bài thiệu cổ của võ sư Nguyễn Văn Đấy và 01 quyển võ kinh họ Trương được viết bằng chữ Hán – Nôm;

 

     + Văn bản đất đai, dư địa chí: Các văn khế ước mua bán ruộng đất có niên đại từ thời Lê, Tây Sơn … và nhiều tài liệu khác từ năm 1930 – 1975; 02 quyển sách Hoàng Việt nhất thống dư địa chí của Lê Quang Định (1806);

 

     + Hồ sơ lý lịch các di tích của các danh nhân lịch sử như: Võ Xán, Võ Văn Dũng, Bùi Thị Xuân, Mai Xuân Thưởng; các tháp chăm, tài liệu địa chí … của tỉnh Bình Định.

 

     + Tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I sưu tầm thu thập, chứng thực tài liệu lưu trữ về Bình Định trước năm 1945.

 

     Thiết nghĩ kỷ niệm 72 năm ngày Lưu trữ Việt Nam là dịp để ôn lại truyền thống và tôn vinh những người làm công tác lưu trữ ở các ngành, các cấp kết quả một cách thiết thực nhất./.


Ngọc Mai, Lưu trữ viên Phòng Lưu trữ Lịch sử  (Cập nhật ngày 28-12-2017)    

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
Văn phòng điện tử IDesk
Công dân hỏi, giám đốc sở trả lời
Tra cứu Hồ sơ đi B
Công khai tài chính
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập72
  • Hôm nay1,359
  • Tháng hiện tại20,240
  • Tổng lượt truy cập1,871,307
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây