Giải mật tài liệu lưu trữ Phông UBND tỉnh Nghĩa Bình giai đoạn 1975 – 1978

Thứ ba - 11/06/2019 05:59 663 0
Theo Luật Lưu trữ, giải mật tài liệu thời gian tối thiểu thông thường là 40 năm. Nếu tài liệu liên quan đến bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh, đối ngoại… ở mức độ cao phải để 70 năm. Nhưng lần giải mật này, hầu hết các tài liệu có đóng dấu chỉ mức độ mật giai đoạn 1975 – 1978.
 

     Thực hiện Quyết định số 187/QĐ-UBND ngày 22/01/2018 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch công tác văn thư, lưu trữ năm 2018, trong đó có lập Danh mục tài liệu chỉ các mức độ mật của Phông UBND tỉnh Nghĩa Bình làm thủ tục giải mật tài liệu theo Luật Lưu trữ, Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn của Bộ Công an, Bộ Nội vụ; Kế hoạch số 886/KH-SNV ngày 02/7/2018 của Sở Nội vụ về giải mật tài liệu lưu trữ Phông UBND tỉnh Nghĩa Bình giai đoạn 1975 – 1978 và Quyết định số 413/QĐ-SNV ngày 03/8/2018 về việc thành lập Hội đồng giải mật tài liệu Phông lưu trữ UBND tỉnh Nghĩa Bình giai đoạn 1975 – 1978.

         

     Hội đồng giải mật tài liệu Phông UBND tỉnh Nghĩa Bình giai đoạn 1975 – 1978, có nhiệm vụ tham mưu giúp Giám đốc Sở Nội vụ xem xét, giải mật đối với những tài liệu lưu trữ có đóng dấu chỉ các mức độ mật 40 năm thuộc Phông lưu trữ UBND tỉnh Nghĩa Bình, nhằm tăng cường phát huy giá trị tài liệu lưu trữ.

 

     Ngày 11/10/2018, tại Hội trường Chi cục Văn thư – Lưu trữ Hội đồng giải mật tài liệu Phông UBND tỉnh Nghĩa Bình đã tổ chức họp để xem xét, quyết định  133 văn bản có đóng dấu, chỉ mức độ mật sau khi được khảo sát, thống kê, lập danh mục; Qua nghiên cứu từng nội dung văn bản, ý kiến tham gia của các thành viên Hội đồng và căn cứ các quy định tại Thông tư số 33/2015/TT-BCA ngày 20/7/2015 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28/12/2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước; Hội đồng thống nhất: 59 văn bản mật giữ lại; 74 văn bản được giải mật và sử dụng rộng rãi theo quy định của Pháp luật.

         

     Đây là cơ sở rất quan trọng góp phần phát huy giá trị của tài liệu được lưu trữ, nhằm phục vụ rộng rãi trong xã hội, tạo điều kiện cho mọi công dân được tiếp cận thông tin về các chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước và các thông tin về kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh./.


Minh Nhật, Trưởng Phòng LTLS  (Cập nhật ngày 15-10-2018)  

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
Văn phòng điện tử IDesk
Công dân hỏi, giám đốc sở trả lời
Tra cứu Hồ sơ đi B
Công khai tài chính
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập159
  • Hôm nay1,267
  • Tháng hiện tại20,148
  • Tổng lượt truy cập1,871,215
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây