KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG NGÀNH LƯU TRỮ BÌNH ĐỊNH

Thứ ba - 11/06/2019 05:34 98 0
Cách đây 70 năm, ngày 03/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký Thông đạt số 1C/VP gửi các ông Bộ trưởng; Thông đạt này chính là một trong những văn bản đầu tiên của nhà nước ta về công tác lưu trữ, đặt nền móng quan trọng cho Ngành Lưu trữ Việt Nam.
 

     Từ khi có Thông đạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến nay, công tác lưu trữ Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước và đã không ngừng phát triển. Với ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng to lớn của công tác lưu trữ đối với xã hội và sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, ngày 17/9/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1229/QĐ-TTg về ngày truyền thống của ngành Lưu trữ Việt Nam, trong đó Quyết định: “Ngày 03/01 hàng năm là ngày truyền thống của Ngành Lưu trữ Việt Nam – lấy tên là Ngày Lưu trữ Việt Nam”.

         

     Trải qua 70 năm kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Thông đạt cho đến nay, xác định được vai trò, vị trí quan trọng của công tác văn thư, lưu trữ trong tiến trình cải cách hành chính nhà nước, thời gian qua đảng và nhà nước ta đã quan tâm nhiều đến lĩnh vực văn thư, lưu trữ.

         

     Đối với công tác văn thư, lưu trữ của tỉnh Bình Định từ sau ngày giải phóng cho đến nay, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, công tác lưu trữ của tỉnh luôn được kiện toàn, đổi mới để phù hợp với tình hình của đất nước. Trong thời gian qua Sở Nội vụ và UBND tỉnh đã quan tâm, chỉ đạo kịp thời đối với công tác văn thư, lưu trữ nói chung và công tác lưu trữ nói riêng. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn nghiệp vụ về công tác lưu trữ dần được hoàn thiện tạo hành lang pháp lý quan trọng như: Ban hành Quy chế công tác văn thư, lưu trữ cơ quan; Lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử; Giải quyết tài liệu tích đống; Quy định về quản lý tài liệu lưu trữ lịch sử tỉnh; Quản lý tài liệu điện tử và lưu trữ điện tử; Quy chế phân loại, sưu tầm, bảo quản, sử dụng tài liệu quý, hiếm của tỉnh; Nguồn và thành phần taì liệu nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử tỉnh…Đây chính là hành lang pháp lý quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác lưu trữ.

 

 

     Hệ thống tổ chức lưu trữ từ tỉnh đến huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn được kiện toàn, hoàn thiện hơn; Biên chế làm công tác lưu trữ được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Tại Phòng Nội vụ các huyện, thị xã,thành phố về cơ bản đã bố trí được công chức giúp Trưởng phòng Nội vụ thực hiện chức năng tham mưu cho UBND huyện quản lý nhà nước về công tác lưu trữ; Tại các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ lịch sử tỉnh; Đội ngũ công chức, viên chức lưu trữ được tăng cường; Tại các xã, phường, thị trấn đã bố trí 100% công chức Văn phòng – Thống kê kiêm nhiệm làm lưu trữ.

 

     Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ lưu trữ được chú trọng, trình độ công chức, viên chức ngày càng được nâng cao. Hàng năm, tỉnh đều tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ văn thư, lưu trữ, cơ bản đáp ứng được các yêu cầu công việc đặt ra. Chi cục Văn thư – Lưu trữ cũng đã phối hợp với Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM mở lớp đào tạo đại học hệ vừa làm vừa học, đã đào tạo 4 khoá trên 600 sinh viên.

 

     Kiểm tra, hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác văn thư, lưu trữ được tăng cường và tiến hành thường xuyên hàng năm.

 

     Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ lưu trữ như: Công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan có nhiều chuyển biến tích cực, đã tổ chức Hội thảo “Công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan – Thực trạng và giải pháp”; Công tác giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ lịch sử đã được các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu cấp tỉnh và cấp huyện đã thực hiện nghiêm túc, tổng số phông và tài liệu lưu trữ đã thu về Lưu trữ lịch sử tỉnh là 3.712 mét giá; Công tác chỉnh lý tài liệu, nhiều cơ quan tổ chức đã đầu tư kinh phí để chỉnh lý khoa học tài liệu lưu trữ, giải quyết tình trạng bó gói, tồn đọng; Công tác bảo quản tài liệu lưu trữ ở các cơ quan, tổ chức đã quan tâm đầu tư bố trí diện tích kho lưu trữ và hệ thống trang thiết bị bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ khá đầy đủ; Công tác tổ chức sử dụng tài liệu, các cơ quan tổ chức cấp tỉnh và cấp huyện đã thực hiện tốt việc phục vụ khai thác, sử dụng tài liệu cho các hoạt động quản lý của cơ quan và nhu cầu xã hội; Đã tổ chức Hội thảo khoa học “Phát huy giá trị tài liệu lưu trữ trong nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn”. Tại Chi cục Văn thư – Lưu trữ đang áp dụng hai hình thức sử dụng tài liệu là: Sử dụng tài liệu tại phòng đọc; cấp bản sao tài liệu lưu trữ, bản chứng thực lưu trữ, trung bình mỗi năm, Chi cục phục vụ khoảng 1.421 lượt người với 2.994 lượt hồ sơ đưa ra khai thác, sử dụng; Năm 2015 Chi cục tổ chức hình thức trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ chủ đề “Lịch sử tỉnh Bình Định qua các thời kỳ”.

 

     Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn thư, lưu trữ theo hướng hiện đại như: Phần mềm quản lý văn bản đi, văn bản đến; quản lý tài liệu lưu trữ trên máy vi tính, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh.

 

      Cơ sở vật chất và kinh phí đầu tư cho công tác lưu trữ được quan tâm hơn. Nhiều cơ quan, tổ chức và các đơn vị thuộc nguồn nộp lưu của tỉnh đã bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách thường xuyên để đạt kết quả tốt trong việc xây dựng, cải tạo kho lưu trữ, mua sắm trang thiết bị. Đặc biệt, Chi cục Văn thư – Lưu trữ thuộc Sở Nội vụ đã được bố trí kinh phí thực hiện các đề án chuyên môn phục vụ nhu cầu quản lý tài liệu lưu trữ như Đề án số hóa tài liệu 3.801.048.879 đồng; Đề án kho lưu trữ chuyên dụng 160 tỷ đồng; Đề án Sưu tầm tài liệu quý, hiếm trong và ngoài tỉnh hằng năm được ngân sách nhà nước cấp trên 100 triệu đồng; Đề án chỉnh lý tài liệu và Đề án lập bản sao bảo hiểm,…

 

     Như vậy, từ sau giải phóng đến nay, về công tác văn thư, lưu trữ của tỉnh đã có bước tiến đáng kể về mọi mặt, có tác dụng lớn lao đối với xã hội, góp phần nâng cao nhận thức của xã hội, của mỗi người dân, của mỗi cán bộ, mỗi người đứng đầu cơ quan, tổ chức…về công tác lưu trữ và về giá trị đặc biệt của tài liệu lưu trữ với việc giữ gìn, bảo quản tài liệu lưu trữ, góp phần làm giàu thêm kho tàng di sản văn hóa phi vật thể quý giá của địa phương.

 

     Trong không khí vui mừng phấn khởi hướng tới ngày truyền thống của ngành – Ngày Lưu trữ Việt Nam mồng 03 tháng 01, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức làm lưu trữ trong phạm vi tỉnh hãy phấn đấu vượt khó khăn, tiếp nối truyền thống của các thế hệ đi trước, hoàn thành sứ mệnh cách mạng của Ngành Lưu trữ là “Bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ quốc gia”, góp phần phục vụ các nhu cầu ngày càng tăng của xã hội về khai thác, sử dụng nguồn tài liệu lưu trữ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, xứng đáng với niềm tin mà Đảng, nhà nước và nhân dân đã giao phó./.


Minh Lý - Hồng Thành  (Cập nhật ngày 30-12-2015) 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
Văn phòng điện tử IDesk
Công dân hỏi, giám đốc sở trả lời
Tra cứu Hồ sơ đi B
Công khai tài chính
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay1,606
  • Tháng hiện tại20,487
  • Tổng lượt truy cập1,871,554
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây