Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Lưu trữ: Bảo vệ an toàn các tài liệu, phục vụ tốt công tác chỉ đạo, điều hành

Thứ ba - 11/06/2019 05:35 127 0
Thời gian qua, công tác văn thư, lưu trữ của tỉnh đã có bước tiến đáng kể, góp phần nâng cao nhận thức của xã hội, của mỗi người dân, cán bộ về công tác lưu trữ và về giá trị đặc biệt của tài liệu lưu trữ trong góp phần phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 

     Cách đây 70 năm, ngày 3.1.1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký Thông đạt số 1C/VP về công tác lưu trữ gửi các bộ trưởng. Từ đó đến nay, công tác lưu trữ Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước và đã không ngừng phát triển. Ngày 17.9.2007, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 3.1 hàng năm là Ngày Lưu trữ Việt Nam.

 

Tài liệu được bảo quản trong kho lưu trữ của Chi cục Văn thư – Lưu trữ tỉnh.

     

     Trong thời gian qua, UBND tỉnh và Sở Nội vụ đã quan tâm, chỉ đạo kịp thời đối với công tác văn thư, lưu trữ nói chung và công tác lưu trữ nói riêng. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn nghiệp vụ về công tác lưu trữ dần được hoàn thiện, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác lưu trữ. Hệ thống tổ chức lưu trữ từ tỉnh đến huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn được kiện toàn, hoàn thiện hơn.

 

     Công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ lịch sử đã được các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu cấp tỉnh và cấp huyện đã thực hiện nghiêm túc, với tổng số phông và tài liệu lưu trữ đã thu về Lưu trữ lịch sử tỉnh là 3.712 mét giá. Trong công tác chỉnh lý, bảo quản tài liệu được nhiều cơ quan, tổ chức quan tâm, đầu tư kinh phí, giúp giảm tình trạng bó gói, tồn đọng, bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ.

 

    Trong tổ chức sử dụng tài liệu, các cơ quan, tổ chức cấp tỉnh và cấp huyện đã thực hiện tốt việc phục vụ khai thác, sử dụng tài liệu cho các hoạt động quản lý của cơ quan và nhu cầu xã hội. Trung bình mỗi năm, Chi cục Văn thư - Lưu trữ (Sở Nội vụ) phục vụ khoảng 1.400 lượt người với gần 3.000 lượt hồ sơ đưa ra khai thác, sử dụng.

 

     Cơ sở vật chất và kinh phí đầu tư cho công tác lưu trữ được quan tâm hơn. Nhiều cơ quan, tổ chức và các đơn vị thuộc nguồn nộp lưu của tỉnh đã bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách thường xuyên để đạt kết quả tốt trong việc xây dựng, cải tạo kho lưu trữ, mua sắm trang thiết bị. Đặc biệt, Chi cục Văn thư - Lưu trữ đã thực hiện các đề án chuyên môn phục vụ nhu cầu quản lý tài liệu lưu trữ như: Đề án số hóa tài liệu; Đề án kho lưu trữ chuyên dụng; Đề án Sưu tầm tài liệu quý, hiếm trong và ngoài tỉnh hằng năm; Đề án chỉnh lý tài liệu; Đề án lập bản sao bảo hiểm…


Minh Lý, Chi cục trưởng CCVTLT   (Cập nhật ngày 05-01-2016) 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
Văn phòng điện tử IDesk
Công dân hỏi, giám đốc sở trả lời
Tra cứu Hồ sơ đi B
Công khai tài chính
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập38
  • Hôm nay1,324
  • Tháng hiện tại20,205
  • Tổng lượt truy cập1,871,272
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây