Giới thiệu tài liệu Hán – Nôm đang được bảo quản tại Chi cục Văn thư – Lưu trữ Bình Định

Thứ ba - 11/06/2019 04:38 551 0
Tài liệu Hán - Nôm đang được bảo quản tại Chi cục Văn thư – Lưu trữ Bình Định là khối tài liệu thuộc diện quý, hiếm của các triều đại phong kiến, chủ yếu là Triều Nguyễn, nội dung rất đa dạng, phong phú là nguồn sử liệu có giá trị liên quan đến tỉnh Bình Định, những tài liệu này chủ yếu là bản phôtô, scan từ bản gốc được Chi cục Văn thư – Lưu trữ Bình Định sưu tầm tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia và các cá nhân, gia đình, dòng họ trong tỉnh.
 

     Trong những năm qua, Chi cục Văn thư – Lưu trữ Bình Định rất quan tâm trong việc đầu tư, nghiên cứu về công tác phát huy giá trị tài liệu lưu trữ thông qua nhiều hình thức khác nhau như: Sử dụng tài liệu tại phòng đọc của Lưu trữ lịch sử; giới thiệu tài liệu lưu trữ trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử; triển lãm, trưng bày tài liệu lưu trữ, tổ chức sưu tầm tài liệu quý, hiếm trong và ngoài tỉnh…Số lượng tài liệu được lưu trữ tại Chi cục khá phong phú và đa dạng, với gần 3000 mét giá tài liệu trên các vật mang tin khác nhau, như: Giấy, phim ảnh, băng từ,… được sản sinh trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức và của các cá nhân, gia đình, dòng họ tiêu biểu; phản ánh toàn bộ về đời sống, kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội của tỉnh Bình Định từ thế kỷ XIX đến nay. Đây là khối tài liệu lớn, quan trọng có giá trị trong kho Lưu trữ lịch sử tỉnh và là một trong những nguồn di sản quý báu của dân tộc, có giá trị đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung và của tỉnh nhà nói riêng.

 

     Để phát huy giá trị đối với nguồn tài liệu quý, hiếm sưu tầm được cũng như giúp độc giả có thể dễ dàng, thuận lợi trong việc tiếp cận khai thác nguồn tài liệu nói trên, Chi cục văn thư – Lưu trữ giới thiệu tới độc giả Phông tài liệu Hán - Nôm được Chi cục sưu tầm và dịch thuật sang tiếng Việt hiện đang bảo quản tại Chi cục Văn thư – Lưu trữ tỉnh Bình Định. Cụ thể khối tài liệu như sau:

 

    Tài liệu Mộc bản Triều Nguyễn

 

     - Sách Đại Nam Nhất thống chí sử liệu liên quan đến Bình Định.

 

     - Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục

 

     - Sách Quốc triều hương khoa lục

 

     - Sách Đại nam thực lục

 

       - Sách Đại nam chí biên liệt truyện

         

     Tài liệu này phản ánh về: Lịch sử địa hình, khí hậu, tập tục, con người   tỉnh Bình Định; về chính sử Triều Nguyễn, lịch sử các khóa thi Triều Nguyễn và các danh nhân, sự kiện liên quan đến tỉnh Bình Định…

 

     Châu bản

 

     Hiện nay tại Chi cục Văn thư – Lưu trữ tỉnh Bình Định có lưu giữ một số Châu bản của các triều đại như: Chiếu lệnh, sắc phong, Ban cáo mệnh, công văn của Bộ lại về bổ nhiệm các chức quan trong triều và một số văn bản tư liệu Hán – Nôm  thuộc tỉnh Bình Định… Các văn bản này đã được Chi cục chỉnh lý khoa học và sắp xếp theo thời gian bắt đầu từ năm Cảnh Hưng (1740) đến năm Bảo Đại (1944); trong đó nội dung chủ yếu là: Phong chức tước cho quý tộc, quan chức, khen thưởng những người có công và xếp hạng cho các vị thần được thờ trong các đình, đền trong tín ngưỡng làng, xã của tỉnh Bình Định. Cụ thể như sau:

 

     - Năm Cảnh Hưng 1740 – 1786:

 

    Chỉ truyền ban cho ông Chu Văn Tịnh năm Cảnh Hưng thứ 60

 

     -  Năm Thái Đức 1778 – 1788:

 

     Sắc phong cho ông Đặng Tiến Đông năm Thái Đức thứ 10

 

     - Năm Quang Trung 1788 – 1792:

 

     + Ấn triện Tiên Nhu chi bảo của Quang Trung năm thứ 2

 

     + Sắc phong cho ông Đinh Huy Trù (Thọ) năm Quang Trung thứ 3

       ……….

 

     - Năm Cảnh Thịnh 1792 – 1801:    

 

     + Sắc phong ông Nguyễn Đăng Lâm năm Cảnh Thịnh thứ 2

 

     + Sắc phong năm Cảnh Thịnh (Từ đời thứ hai đến đời thứ 9)

 

     + Sắc phong cho ông Đại Vương có mỹ hiệu là Lục Lịch Minh Thông uy linh thánh thượng năm Cảnh Thịnh thứ 4

 

     + Sắc phong bà Hằng Nga năm Cảnh Thịnh thứ 4

 

     + Sắc phong cho công chúa Phương Dung năm Cảnh Thịnh thứ 2

       ……..

 

     - Năm Gia Long 1802 – 1820:

 

     + Sắc phong cho ông Châu Văn Tịnh năm Gia Long (đời thứ 01 đến đời thứ 7

 

     + Các sắc phong năm Gia Long thứ 10

      …..

 

     - Năm Minh Mạng 1820 – 1841:

 

     Ban chiếu cho Ông Châu Văn Tịnh ( Năm Minh Mạng đời thứ 01 đến đời thứ 12)

 

     - Năm Thiệu Trị 1841 – 1847:

 

     Các sắc phong  năm Thiệu Trị đời thứ nhất

 

     - Năm Tự Đức 1847 – 1883:

 

     + Ban sắc cho ông Mai Xuân Tín năm Tự Đức (đời thứ 9 đến đời thứ 19)

 

     + Công văn của Bộ lại về thay đổi Bổ nhiệm ông Mai Xuân Tín năm Tự Đức thứ 9

 

     + Bài ngự chế của Vua Tự Đức (đi tuần thú gặp mưa) năm Tự Đức thứ 36

      …..

 

     - Năm Hàm Nghi 1884 – 1885:

 

     Sắc phong năm Hàm Nghi thứ 01

 

     - Năm Đồng Khánh 1885 – 1889:

 

     + Ban cáo mệnh cho ông Đào Tấn năm Đồng Khánh thứ 01

 

     + Ban cáo mệnh cho ông Đào Nhữ Tuyên năm Đồng Khánh thứ 02

 

     + Bài ngự chế của vua Đồng Khánh năm Đồng Khánh 02

      ……

 

     - Năm Thành Thái 1889 – 1907:

 

     + Ban cáo mệnh cho ông Đào Tấn năm Thành Thái thứ 01

 

     + Ban chiếu cho ông Đào Tấn năm Thành Thái thứ 10

      …

 

     - Năm Khải Định 1916 – 1925:

 

     + Ban cáo mệnh cho ông Đào Nhữ Tuyên năm Khải Định thứ 5

 

     + Sắc phong năm Khải Định thứ 9

 

     - Năm Bảo Đại 1925 – 1945:

 

     Ban cáo mệnh cho ông Đào Nhữ Tuyên năm Bảo Đại thứ 4 đến đời thứ 8

 

     Những tài liệu này là nguồn tài liệu quý, hiếm có giá trị lịch sử to lớn được lưu truyền lại cho hậu thế các tư liệu quý giá và trung thực về têntuổi và công lao của một số nhân vật lịch sử như quê quán, công trạng và xếp hạng (nhất đẳng, nhị đẳng, tam đẳng tôn thần), biểu thị sự tôn vinh của vương triều và cộng đồng cư dân với vị thần đó; nó bổ sung thêm về tư liệu lịch sử  quan trọng và phục vụ nghiên cứu các tín ngưỡng dân gian. Qua đó, giúp cho độc giả biết thêm những thông tin về hệ thống hành chính với những địa danh và đơn vị hành chính mang niên đại cụ thể. Đây là một loại cổ vật rất giá trị do có tính độc bản và là một nguồn tư liệu có giá trị về nhiều phương diện.

 

     Tài liệu về ruộng đất

 

     Tài liệu ruộng đất được lưu trữ tại Chi cục Văn thư –lưu trữ hầu hết là bản gốc được ghi trên giấy gió, những thông tin được phản ánh, ghi chép lại về chế độ sở hữu ruộng đất giữa các giai tầng, dòng họ, chế độ trưng thu thuế, chế độ sử dụng ruộng đất, mua bán ruộng đất, tranh chấp ruộng đất nó có giá trị rất lớn và phản ánh đến nhiều khía cạnh của đời sống xã hội phong kiến Việt Nam dưới Triều Nguyễn như địa lý, kinh tế, văn hóa, ngôn ngữ,…

 

     Gia phả dòng họ

 

     Là những bản ghi chép tên họ, tuổi tác, ngày giỗ, vai trò và công đức của tổ tiên, ông bà, cha mẹ và mộ phần của một gia đình lớn hay một dòng họ; một tông đồ, một Gia phả, một Phả ký, một Phổ truyền… dù đơn sơ hay súc tích cũng đều trở thành những tài liệu quý báu cho những nhà nghiên cứu về xã hội học, nhà sử học về sau. Mặc khác, nó còn có thể hữu dụng cho những nghiên cứu về tâm lý, về di truyền họchuyết họcy học. Đây là nguồn tài liệu quý, hiếm được Chi cục dày công, tổ chức sưu tầm tại các gia phả, dòng họ ở các địa phương trong tỉnh. Chi cục xin liệt kê một số gia phả dòng họ lớn tiêu biểu thuộc tỉnh Bình Định như:

 

     - Thủy tổ khảo Quách Tịnh Nương (1695 – 2000) – Kỷ yếu Tịnh Ninh Đường;

 

    - Gia phả họ Nguyễn (An Nhơn) (Đô đốc đạt Nguyễn Thị Kim, Đại đô đốc Bùi Quang Thạch);

 

     - Gia phả họ Võ (Tây Sơn);

 

     - Gia phả họ Đào Gò Bồi ở Tuy Phước (từ đời thứ nhất đến đời thứ 16); Phả hệ Đào Duy Từ (Hoài Nhơn);

 

     - Gia phả họ Lê (Lê Đại Cang và Lê Thị Gia, ở Phước Hiệp - Tuy Phước);

 

     - Gia phả Bá hộ họ Trịnh (Trịnh Hữu Huệ 1842 – 1891) (Phù Cát);

 

     - Gia phả họ Châu – Phù Cát (Châu tộc Việt Nam);

 

     - Phổ lục Quách Tộc, Phổ lục Quách Phổ Đường, Phổ lục Quách Trọng Đường, Tịnh Nương Đường và những nhân vật tiêu biểu Quách Tộc Tây Sơn…

 

     - Sơ thảo tông đồ thế thứ họ Đặng (Mỹ Lộc – Phù Mỹ);

       ……..

 

     Các sưu tập Hán –Nôm khác

 

     Ngoài những tài liệu đã giới thiệu trên, Chi cục Văn thư - Lưu trữ cũng đã sưu tầm một số tài liệu, tư liệu nói về các danh nhân, các tài liệu của gia đình, dòng họ tiêu biểu được tô đậm thêm về truyền thống của nền văn hóa  tỉnh nhà: Đào Tấn mộng mai ngâm thảo; Hoàng Việt nhất thống chí của Lê Quang Định; Bài thiệu cổ của võ sư Nguyễn Văn Đấy, Hồi ký về nhà thơ Yến Lan;…và một số tài liệu Hán – Nôm của các gia đình tiêu biểu như: Tập tài liệu Hán – Nôm của gia đình ông Trần Văn Thoại (Nhơn Thành – An Nhơn), tập tài liệu Hán – Nôm của gia đình họ Trần (Ân Tín – Hoài Ân), tập tài liệu Hán - Nôm của gia đình Lê Công Miễn (Phước Hiệp – Tuy Phước)…

 

     Có thể nói, đây là khối tài liệu đặc biệt quý, hiếm hiện đang được lưu trữ tại Chi cục Văn thư – Lưu trữ tỉnh Bình Định, không những đa dạng về thể loại mà nội dung còn hết sức phong phú, phản ánh tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội thời phong kiến cùng với những thông tin sát thực về nhiều vấn đề, sự kiện và biến cố lịch sử mà các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, cũng như toàn xã hội đang quan tâm. Với những nội dung như vậy, tài liệu lưu trữ tại Chi cục không chỉ là nguồn sử liệu quan trọng phục vụ cho nghiên cứu lịch sử mà còn có giá trị đặc biệt đối với hoạt động thực tiễn, phục vụ trực tiếp trong công cuộc xây dựng và phát triển tỉnh nhà bền vững, cũng như phục vụ lợi ích của nhân dân./.


Thùy Linh, Phòng LTLS  (Cập nhật ngày 24-08-2018) 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
Văn phòng điện tử IDesk
Công dân hỏi, giám đốc sở trả lời
Tra cứu Hồ sơ đi B
Công khai tài chính
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập162
  • Hôm nay418
  • Tháng hiện tại19,299
  • Tổng lượt truy cập1,870,366
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây