Đánh giá kết quả thực hiện Luật Lưu trữ từ năm 2012 - 2017

Thứ ba - 11/06/2019 04:02 3.312 0
Luật Lưu trữ ban hành đã đánh dấu một bước phát triển mới về pháp luật Việt Nam, tạo khung pháp lý cao nhất về lưu trữ, tạo điều kiện cho công tác lưu trữ phát triển, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính quốc gia.
 

     Quyết định số 3072/QĐ-UBND về việc phê duyệt ngành Văn thư, Lưu trữ tỉnh Bình Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quản lý thống nhất công tác văn thư, lưu trữ trên địa bàn tỉnh theo qui định của pháp luật bảo vệ, bảo quản an toàn và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ phục vụ có hiệu quả xây dựng và phát triển kinh tế.

 

     Định hướng sự phát triển của công tác văn thư, lưu trữ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm góp phần cung cấp thông tin làm căn cứ để các cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, cấp huyện xây dựng kế hoạch, cân đối, phân bổ nguồn lực cho quá trình đầu tư phát triển, góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định đến năm 2030.

 

     Làm căn cứ cơ sở pháp lý cho cơ quan, tổ chức, địa phương xây dựng kế hoạch hàng năm, xây dựng và phê duyệt các dự án đầu tư phát triển về lĩnh vực văn thư, lưu trữ. Việc thực hiện Luật lưu trữ trong hơn 5 năm qua đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ với những ưu điểm nổi bật sau: 

 

     Đã làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến Luật Lưu trữ với các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Từ đó, nhận thức của lãnh đạo các cấp, các ngành có vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác lưu trữ và tài liệu lưu trữ đã được nâng lên rõ rệt, góp phần đưa Luật Lưu trữ đi vào cuộc sống, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của công chức, viên chức đối với hoạt động văn thư, lưu trữ. Hệ thống các văn bản quản lý Nhà nước, văn bản hướng dẫn nghiệp vụ về công tác lưu trữ từng bước được cụ thể hóa, khẳng định được vai trò, chức năng quản lý Nhà nước, phù hợp với thực tế của địa phương. Hoạt động quản lý chỉ đạo của các cơ quan, tổ chức, địa phương được tổ chức có hiệu quả.

 

     Trong 5 năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ thường xuyên được triển khai đồng bộ, hướng về cơ sở, đặc biệt là các xã, phường, thị trấn. Qua các đợt kiểm tra các cơ quan, tổ chức, địa phương cho thấy, công tác văn thư, lưu trữ có nhiều chuyển biến. Nhìn chung đã triển khai, quán triệt đầy đủ các văn bản, chỉ thị, chương trình, kế hoạch thực hiện ở đơn vị và quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác văn thư, lưu trữ.

 

     Biên chế, cán bộ làm lưu trữ từng bước được tăng cường; công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ được chú trọng trình độ chuyên môn của cán bộ lưu trữ được nâng lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu công tác của các cơ quan và xã hội trong giai đoạn hiện nay.

 

     Cơ sở vật chất và kinh phí cho hoạt động lưu trữ đã được các cấp các ngành quan tâm, đầu tư đáng kể, tập trung vào các công việc trọng tâm như: xây dựng mới kho lưu trữ; mua sắm các thiết bị bảo quản; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; tổ chức chỉnh lý tài liệu, số hóa tài liệu và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác lưu trữ.Hiện nay, kho lưu trữ của tỉnh đã được đầu tư xây dựng với kinh phí trên 100 tỷ đồng, tổng diện tích trên 3000 m2. Các trang, thiết bị bảo quản tài liệu gồm giá bảo quản hồ sơ, tài liệu, hệ thống phòng cháy, chữa cháy, máy hủy tài liệu, hút bụi…

 

     Tài liệu bảo quản ở các cơ quan, tổ chức, địa phương cơ bản đã được chỉnh lý, xác định giá trị, bảo vệ, bảo quản an toàn và được khai thác, sử dụng có hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế- xã hội và hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

 

     Về công tác thu thập hồ sơ, tài liệu từ nguồn nộp lưu vào lưu trữ lịch sử tỉnh được thực hiện thường xuyên, đảm bảo theo quy định. Trong 5 năm, đã thu thập được tài liệu của các cơ quan, tổ chức, địa phương. Toàn bộ tài liệu thu về lưu trữ lịch sử tỉnh được hệ thống đưa vào bảo quản trong hộp, giá theo quy định và được số hóa. Từ năm 2012 - 2017, đã có trên 587.000 lượt hồ sơ đưa ra phục vụ độc giả đến khai thác, sử dụng.

 

     Bên cạnh những ưu điểm đạt được, việc thực hiện Luật Lưu trữ trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ một số hạn chế sau đây:

 

     Một số nội dung qui định trong Luật Lưu trữ nhưng chưa triển khai được trong thực tiễn, như vấn đề về quản lý tài liệu lưu trữ điện tử, hoạt động dịch vụ lưu trữ, quản lý tài liệu của cá nhân, gia đình, dòng họ…

 

     Về tổ chức biên chế và cán bộ làm công tác văn thư, lưu trữ các ngành các cấp còn nhiều khó khăn, nhất là cấp xã hiện nay chưa bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác văn thư, lưu trữ.

 

     Cơ sở vật chất và kinh phí đầu tư cho công tác lưu trữ chưa đáp ứng đầy đủ theo quy định của Luật Lưu trữ. Trang thiết bị bảo quản tài liệu lưu trữ còn thô sơ và thiếu, nhất là cấp huyện, cấp xã. Việc quan tâm của các cơ quan, tổ chức, địa phương hàng năm trong việc bố trí kinh phí để giải quyết tài liệu tồn động, tích đống nhiều năm vẫn còn nhiều hạn chế.

 

     Công tác giao nộp hồ sơ, tài liệu Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử tỉnh của một số cơ quan, còn chưa nghiêm; một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình giải quyết công việc chưa lập hồ sơ hoặc có lập hồ sơ nhưng chưa đầy đủ. Coi đó là trách nhiệm của những người trực tiếp làm công tác văn thư, lưu trữ của cơ quan. Từ đó, tài liệu lưu trữ giữ tại các phòng làm việc của cán bộ, công chức, viên chức, hoặc tài liệu được giao nộp vào lưu trữ cơ quan chưa được phân loại, lập hồ sơ dẫn đến tài liệu tích đống, bó gói.

 

     Việc hiện đại hóa công tác văn thư, lưu trữ nhất là việc số hóa tài liệu lưu trữ chưa được triển khai rộng rãi ở các cơ quan, tổ chức, địa phương do còn khó khăn về cơ sở vật chất và kinh phí.

 

     Việc thu thập tài liệu của các cơ quan, cấp huyện thuộc nguồn nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử tỉnh còn gặp khó khăn, một số cơ quan giao nộp còn chậm; một số hồ sơ giao nộp vào Lưu trữ lịch sử tỉnh trước đây chất lượng chưa cao, đòi hỏi phải được chỉnh lý, nâng cấp trong thời gian tới.

 

     Thiếu quy định trong việc xử lý vi phạm trong công tác lưu trữ nên việc thực hiện chỉnh lý tài liệu chưa triệt để. Công tác thống kê, xác định giá trị tài liệu, bảo vệ, bảo quản, khai thác sử dụng và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ chưa được thực hiện có hiệu quả để phục vụ cho hoạt động quản lý, điều hành và nghiên cứu của cơ quan, chức, địa phương   .

 

     Để thực hiện Luật Lưu trữ và các quan mối quan hệ phát sinh trong hoạt động trong nền kinh tế nhiều thành phần, trong xu thế hội nhập quốc tế vâ sự phát triển của khoa học, nhất là công nghệ tin nhằm quản lý công tác lưu trữ và tài liệu lưu trữ từ năm 2012 – 2017 tốt hơn./.


Minh Lý, Chi cục trưởng  (Cập nhật ngày 01-03-2019)  

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
Văn phòng điện tử IDesk
Công dân hỏi, giám đốc sở trả lời
Tra cứu Hồ sơ đi B
Công khai tài chính
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập163
  • Hôm nay420
  • Tháng hiện tại19,301
  • Tổng lượt truy cập1,870,368
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây