UBND TỈNH PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH NGÀNH VĂN THƯ, LƯU TRỮ TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Thứ ba - 11/06/2019 05:04 189 0
Thực hiện Quyết định số 579/QĐ-BNV ngày 27 tháng 6 năm 2012 của Bộ Nội vụ phê duyệt Quy hoạch ngành Văn thư, Lưu trữ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Sở Nội vụ đã xây dựng và trình UBND tỉnh Đề án “Quy hoạch ngành Văn thư, Lưu trữ tỉnh Bình Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” và đã được phê duyệt theo Quyết định số 3072/QĐ-UBND ngày 18/10/2013 của UBND tỉnh.
 

 

     Với mục tiêu nhằm quản lý thống nhất công tác văn thư, lưu trữ trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; bảo vệ, bảo quản an toàn và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây dựng và phát triển của tỉnh; định hướng sự phát triển của công tác văn thư, lưu trữ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm góp phần cung cấp thông tin làm căn cứ để các cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, cấp huyện xây dựng kế hoạch, cân đối, phân bổ các nguồn lực cho quá trình đầu tư phát triển, góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định đến năm 2020 và làm căn cứ, cơ sở pháp lý cho các cơ quan, tổ chức, địa phương xây dựng kế hoạch hàng năm, xây dựng và phê duyệt các dự án đầu tư phát triển về lĩnh vực văn thư, lưu trữ; đồng thời chủ động trong việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Quy hoạch ngành Văn thư, Lưu trữ tỉnh đã đề ra các chỉ tiêu cơ bản và phấn đấu đạt được như:

 

     Về công tác văn thư: Đến năm 2020, 100% các cơ quan, tổ chức, địa phương thực hiện việc quản lý văn bản đi, văn bản đến đảm bảo theo đúng quy định; 100% cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, tổ chức cấp tỉnh; 80%  cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, tổ chức cấp huyện phải lập hồ sơ công việc đối với tài liệu giấy; từng bước tạo lập và lưu trữ hồ sơ trên môi trường mạng;  100% các cơ quan Nhà nước triển khai và duy trì hệ thống mạng nội bộ, hệ thống thư điện tử (Email) phục vụ cho việc trao đổi, chia sẻ thông tin nội bộ đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả; 50% các văn bản, tài liệu giữa các cơ quan Nhà nước được thực hiện trên môi trường mạng, sử dụng chữ ký số đảm bảo yêu cầu bảo mật thông tin; 90% các sở, ban, ngành tỉnh và 80% các huyện, thị xã, thành phố triển khai sử dụng phần mềm quản lý, xử lý văn bản đi, văn bản đến; 30% các cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, cấp huyện lập hồ sơ công việc trong quá trình xử lý, giải quyết công việc và quản lý hồ sơ, tài liệu trong môi trường mạng.

 

     Đến năm 2030: 80% các cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, cấp huyện lập hồ sơ công việc trong quá trình xử lý, giải quyết công việc và quản lý hồ sơ, tài liệu trong môi trường mạng.

 

     Về công tác lưu trữ: Tại Lưu trữ lịch sử tỉnh, đến năm 2020 sẽ thu thập khoảng 5.300 mét tài liệu; đến năm 2030, Lưu trữ lịch sử tỉnh sẽ thu thập được khoảng 10.014 mét tài liệu; 50% tài liệu được chỉnh lý, nâng cấphoàn chỉnh, xác định giá trị và bảo quản trong kho lưu trữ lịch sử, trong đó có 50% tài liệu được số hóa.

 

     Đến năm 2030: 80% tài liệu được chỉnh lý, nâng cấphoàn chỉnh, xác định giá trị và bảo quản trong kho lưu trữ lịch sử, trong đó có 80% tài liệu được số hóa.Hoàn thiện hệ thống công cụ tra tìm tài liệu truyền thống và đẩy mạnh việc xây dựng các cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý và khai thác sử dụng tài liệu bằng điện tử.

 

     Tại lưu trữ các cơ quan, tổ chức cấp tỉnh: Đến năm 2020, có khoảng 80% tài liệu các cơ quan, tổ chức chỉnh lý hoàn chỉnh, xác định giá trị tài liệu và bảo quản trong kho lưu trữ. Có khoảng 30% các cơ quan, tổ chức trang bị phần mềm cơ sở dữ liệu lưu trữ. Đến năm 2030: Có khoảng 100% tài liệu các cơ quan, tổ chức chỉnh lý hoàn chỉnh, xác định giá trị tài liệu và bảo quản trong kho lưu trữ, không còn tài liệu tích đống. Có khoảng 60% các cơ quan, tổ chức trang bị phần mềm cơ sở dữ liệu lưu trữ.

 

     Tại lưu trữ huyện: Đến năm 2020 có khoảng 80% tài liệu các phòng, ban, đơn vị cấp huyện chỉnh lý hoàn chỉnh, xác định giá trị tài liệu và bảo quản trong kho lưu trữ; đồng thời lựa chọn và giao nộp 100% tài liệu có giá trị vĩnh viễn đã đến hạn về Lưu trữ lịch sử tỉnh. Có khoảng 20% các phòng, ban, đơn vị cấp huyện trang bị phần mềm cơ sở dữ liệu lưu trữ. Đến năm 2030: Có khoảng 100% tài liệu các phòng, ban, đơn vị cấp huyện chỉnh lý hoàn chỉnh, xác định giá trị tài liệu và bảo quản trong kho lưu trữ và giao nộp tài liệu có giá trị vĩnh viễn đã đến hạn về Lưu trữ lịch sử tỉnh theo đúng quy định. Có khoảng 50% các phòng, ban, đơn vị cấp huyện trang bị phần mềm cơ sở dữ liệu lưu trữ.

 

     Tại Lưu trữ xã, phường, thị trấn: Đến năm 2020, 70% các xã, phường, thị trấn chỉnh lý hoàn chỉnh, xác định giá trị tài liệu, thống kê, bảo quản và phục vụ sử dụng tài liệu lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Đến năm 2030: 100% các xã, phường, thị trấn chỉnh lý hoàn chỉnh, xác định giá trị tài liệu, thống kê, bảo quản và phục vụ sử dụng tài liệu lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

 

     Về công tác tổ chức cán bộ: Tại Chi cục Văn thư – Lưu trữ đến năm 2015, dự báo nhu cầu nhân lực khoảng 17 người; đến năm 2020, dự báo nhu cầu nhân lực khoảng 22 người và đến năm 2030, dự báo nhu cầu nhân lực khoảng 31 người.  Tại các sở, ban, ngành tỉnh đến năm 2020 có ít nhất 02 người làm công tác văn thư, lưu trữ: 01 người làm công tác văn thư và 01 người chuyên trách làm công tác lưu trữ; đến năm 2030 có từ 02 đến 03 người làm công tác văn thư, lưu trữ: 01 người làm công tác văn thư và 01 đến 02 người chuyên trách làm công tác lưu trữ (bố trí theo vị trí việc làm). Tại Phòng Nội vụ các huyện, thị xã, thành phố đến năm 2020 có khoảng 02 người làm công tác văn thư, lưu trữ: 01 người phụ trách quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ và 01 người thực hiện quản lý tài liệu lưu trữ của huyện (bố trí theo vị trí việc làm); đến năm 2030: Có từ 02 đến 03 người làm công tác văn thư, lưu trữ: 01 người phụ trách quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ và có từ 01 đến 02 người thực hiện quản lý tài liệu lưu trữ của huyện (bố trí theo vị trí việc làm). Tại các phòng, ban, đơn vị thuộc UBND cấp huyện đến năm 2020, có ít nhất 01 người làm công tác văn thư, lưu trữ. Tại các xã, phường, thị trấn đến năm 2020, có 01 công chức kiêm nhiệm làm công tác văn thư, lưu trữ.

 

    Trên cơ sở các nội dung cụ thể của Quy hoạch ngành Văn thư, lưu trữ tỉnh Bình Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, các cấp, các ngành có có sở đầu tư đúng nội dung, có trọng điểm, tạo ra sự phát triển đồng bộ, bền vững trong toàn ngành. Đồng thời tạo ra sự thống nhất trong công tác tổ chức, quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ và quản lý tài liệu lưu trữ lịch sử tỉnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công việc trong tình hình mới của tỉnh về công tác văn thư, lưu trữ./.


Thành Tín, Phó trưởng Phòng QLVT  (Cập nhật ngày 25-12-2013) 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
Văn phòng điện tử IDesk
Công dân hỏi, giám đốc sở trả lời
Tra cứu Hồ sơ đi B
Công khai tài chính
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập86
  • Hôm nay1,472
  • Tháng hiện tại20,353
  • Tổng lượt truy cập1,871,420
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây