LƯU TRỮ LỊCH SỬ BÌNH ĐỊNH TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TÀI LIỆU LƯU TRỮ

Thứ ba - 11/06/2019 05:06 149 0
Chi cục Văn thư – Lưu trữ Bình Định có chức năng tham mưu các cấp có thẩm quyền quản lý nhà nước về Văn thư, Lưu trữ của tỉnh và trực tiếp quản lý tài liệu lưu trữ lịch sử của tỉnh theo quy định của pháp luật. Hiện nay, Chi cục đang bảo quản hơn 2000 mét giá tài liệu, với 114 phông Lưu trữ và nhiều loại hình tài liệu như: Tài liệu hành chính, tài liệu khoa học kỹ thuật, tài liệu xây dựng cơ bản, tài liệu cá nhân, gia đình, dòng họ, hồ sơ cán bộ đi B…
 

     Tài liệu lưu trữ của địa phương được coi là di sản, là nguồn tài nguyên thông tin quá khứ vô cùng phong phú của địa phương, của quốc gia. Về yêu cầu cải cách hành chính của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; do vây, đòi hỏi các cơ quan, tổ chức phải hướng tới công chúng, phục vụ công chúng. Luật lưu trữ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2012, với ý nghĩa chính trị, pháp lý và khoa học thực tiễn rất lớn trong việc “tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ” phục vụ các cơ quan, tổ chức và nhân dân.

 

     Trong những năm qua, các khối tài liệu nêu trên đã được đưa ra khai thác, sử dụng, phục vụ có hiệu quả cho sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành như: Quản lý nhà nước, nghiên cứu khoa học, tổng kết kinh nghiệm, biên soạn lịch sử…Tại phòng đọc thuộc phòng Lưu trũ lịch sử của Chi cục Văn thư – Lưu trữ về thủ tục đối với độc giả đến khai thác tài liệu đã được đơn giản hóa, chỉ cần độc giả xuất trình: Chứng minh nhân dân; ảnh làm thẻ độc giả; giấy giới thiệu của cơ quan; nếu là người nước ngoài phải có passport và giấy giới thiệu của cơ quan trong nước; đề cương nghiên cứu; mẫu đơn xin đọc tài liệu sẽ do Chi cục cấp. Đối tượng phục vụ của Chi cục chủ yếu là các nhà nghiên cứu, các cơ quan, tổ chức nhà nước, sinh viên, học sinh, nghiên cứu sinh… Kết quả tài liệu lưu trữ phục vụ độc giả trong những năm qua như sau:

 

Các độc giả đến khai thác tài liệu tại Chi cục Văn thư - Lưu trữ

 

     Ngoài ra, năm 2013 Cục Văn thư – Lưu trữ Nhà nước tổ chức Hội nghị “Sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm ở trong nước và những vấn đề đặt ra” tại tỉnh Bình Định; Chi cục đã phối hợp tổ chức trưng bày, triển lãm giới thiệu 24 sắc phông, 15 tấm bản đồ, 50 quyển gia phả của gia đình dòng họ và nhiều sách tư liệu quý, hiếm khác; trong đó đặc biệt có cuốn sách viết về biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa được dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt. Công tác tổ chức phát huy giá trị tài liệu tại phòng đọc trong những năm qua, bình quân là 1520 lượt người đến khai thác sử dụng tài liệu; tài liệu đã đưa ra nghiên cứu là 2241 đơn vị bảo quản; chi cục cũng giới thiệu nhiều bài viết nhân các ngày lễ lớn đã được đăng trên Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, trang thông tin điện tử của Sở Nội vụ, của Chi cục và báo Bình Định. Bên cạnh đó, Phòng Lưu trữ Lịch sử cũng đã cập nhập cơ sở dữ liệu vào phần mềm quản lý hồ sơ, tài liệu lưu trữ trên máy tính phục vụ độc giả kịp thời, tiện lợi, đáp ứng yêu cầu của đối tượng đến khai thác.

 

     Để đạt được những kết quả tốt hơn trong thời gian tới, Chi cục Văn thư – Lưu trữ Bình Định tiếp tục phối hợp với Đài phát Thanh – Truyền hình Bình Định tuyên truyền các hoạt động lưu trữ và xây dựng phim phóng sự về hoạt động quản lý tài liệu lưu trữ lịch sử của địa phương.

         

     Như vậy, Chi cục Văn thư Lưu trữ tỉnh vừa có chức năng tham mưu quản lý nhà nước về Văn thư Lưu trữ vừa có nhiệm vụ bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ lịch sử của tỉnh nói chung và hướng dẫn các cơ quan, tổ chức lưu trữ các ngành, các cấp về phát huy giá trị tài liệu lưu trữ như: Công bố, giới thiệu tài liệu lưu trữ đến với các đối tượng độc giả, đặc biệt độc giả quản lý nhà nước, nghiên cứu khoa học. Hướng tới, Chi cục Văn thư Lưu trữ sẽ bổ sung chuyên mục trên trang thông tin điện tử (Website) của Chi cục về khai thác tài liệu lưu trữ trực tuyến sẽ giúp độc giả tiếp cận với tài liệu lưu trữ lịch sử một cách thuận lợi hơn và những bước phát triển mới trong tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ của địa phương./.


Minh Nhật, Phòng LTLS  (Cập nhật ngày 25-02-2014) 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
Văn phòng điện tử IDesk
Công dân hỏi, giám đốc sở trả lời
Tra cứu Hồ sơ đi B
Công khai tài chính
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập34
  • Hôm nay1,320
  • Tháng hiện tại20,201
  • Tổng lượt truy cập1,871,268
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây