Phát biểu Hội nghị giới thiệu nguồn sử liệu Của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I

Thứ ba - 11/06/2019 07:07 240 0
Hội nghị giới thiệu nguồn sử liệu Của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I
 

          Kính thưa Đoàn Chủ tịch;

          Kính thưa các quý vị đại biểu;

          Thưa Hội nghị.

 

         Nghiên cứu lịch sử ở địa phương là nghiên cứu về những quá trình và sự kiện xảy ra trong quá khứ; do vậy người làm công tác nghiên cứu không có điều kiện trực tiếp quan sát sự vận động của chúng và cũng không có điều kiện thử nghiệm để tìm ra quy luật đặc trưng cho sự vận động xã hội phức tạp này. Để khôi phục lại diện mạo của lịch sử địa phương, tìm ra bản chất và các quy luật bên trong của nó, người làm công tác nghiên cứu lịch sử phải dựa vào tài liệu, tư liệu lịch sử; như vậy, tài liệu, tư liệu lịch sử là cơ sở, là điểm xuất phát của mọi công trình nghiên cứu lịch sử. Nhờ tài liệu, tư liệu lịch sử mà các nhà nghiên cứu có điều kiện tìm hiểu và trình bày, phục dựng lại quá trình lịch sử đã từng xảy ra, mô tả được các cuộc chiến tranh như nó vốn có. Hơn thế nữa, tài liệu, tư liệu lịch sử là một trong những điều kiện quyết định nhất, giúp người làm công tác nghiên cứu lịch sử lần ra đầu mối bên trong, bên ngoài giữa các sự kiện, hiện trạng của lịch sử. Là tiền đề không thể thiếu để tìm ra quy luật vận động của lịch sử từng vùng, từng miền của địa phương.

 

          Trên cơ sở phân tích giá trị tài liệu, tư liệu lịch sử nêu trên và khẳng định rằng: Tài liệu lưu trữ, với tư cách là những tư liệu gốc – là “nguyên liệu” không thể thiếu, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và độ tin cậy cho các luận cứ và kết luận của các công trình nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lịch sử, giúp các nhà sử học tái dựng lại, thẩm định, xác minh và nhận thức lại các sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử một cách đầy đủ hơn, chính xác hơn.

 

          Hiện nay ở nước ta có 4 Trung tâm Lưu trữ Quốc gia; hàng chục Lưu trữ của các Bộ, ngành, các cơ quan Trung ương; 63 Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương; hàng trăm Lưu trữ huyện và hàng chục nghìn Lưu trữ các xã, phường, thị trấn. Bên cạnh đó, ở Việt Nam còn có hệ thống các cơ quan lưu trữ của Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, các cơ quan hành chính - sự nghiệp và lưu trữ của hàng nghìn doanh nghiệp… Đây là hệ thống các cơ quan lưu trữ được thiết lập để thu thập và tổ chức khoa học tài liệu hình thành trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhằm phục vụ nhu cầu khai thác, sử dụng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong đó có các nhà khoa học. Ngoài ra, trong các gia đình, dòng họ và mỗi cá nhân nhiều tài liệu quý cũng đang được bảo quản và lưu giữ.

 

          Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I là một trong bốn Trung tâm Lưu trữ quốc gia trực thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nướcđang bảo quản lưu giữ được các tài liệu, tư liệucó liên quan đến các mặt hoạt động của địa phương trước năm 1945. Đây là khối tài liệu được hình thành trong các cơ quan thuộc các triều đại phong  kiến ở Việt Nam, chủ yếu là triều đại nhà Nguyễn (từ Gia Long năm 1802 đến Bảo Đại năm 1945). Đây là nguồn sử liệu có liên quan đến các mặt hoạt động của địa phương trước năm 1945 là đối tượng thu hút sự quan tâm của giới sử học và các nhà nghiên cứu đến tài liệu lưu trữ được sử dụng phục vụ nhiều công trình nghiên cứu lịch sử được công bố như: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Lịch sử Việt Nam, Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, Sự nghiệp và tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Toàn tập Hồ Chí Minh, Tuyển tập của nhiều vị lãnh đạo cách mạng và bộVăn kiện Đảng gồm nhiều tập…. Các công trình sử học này đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của đất nước; góp phần xây dựng một thế giới quan khoa học cách mạng không những cho hiện tại mà còn cho các thế hệ tương lai. Trong quá trình nghiên cứu và biên soạn lịch sử, những người nghiên cứu phải sử dụng nhiều nguồn sử liệu khác nhau, trong đó tài liệu lưu trữ là nguồn sử liệu đóng vai trò quan trọng và chủ yếu có một vị trí quan trọng trong quá trình nhận thức lịch sử.

 

          Có thể khẳng định, tài liệu lưu trữ trước năm 1945 không những được coi là nguồn sử liệu quý giá và quan trọng trong nghiên cứu, biên soạn lịch sử mà còn giúp các nhà nghiên cứu đính chính lại những sự kiện lịch sử đã bị hiểu sai lệch, bởi những đặc thù riêng của nó so với các nguồn sử liệu khác. Tài liệu lưu trữ được coi là những nhân chứng lịch sử, bởi lẽ nó được sản sinh ra gần như đồng thời với các sự kiện, hiện tượng lịch sử và do nhu cầu khách quan của mọi hoạt động trong quá khứ. Vì vậy, tài liệu lưu trữ tự thân nó đã mang tính chân thực, phản ánh sự việc, hiện tượng một cách khách quan với tư cách là những tài liệu có giá trị được lựa chọn từ khối tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động từ trước năm 1945 chính những đặc trưng đó của tài liệu lưu trữ đã giúp các nhà nghiên cứu lịch sử tiếp cận với sự thật lịch sử. Mà sự thật lịch sử bao giờ cũng là mục tiêu quan trọng nhất của bất kỳ một công trình nghiên cứu lịch sử nào, cho nên vai trò to lớn của tài liệu lưu trữ mốc thời gian này được các nhà nghiên cứu mặc nhiên thừa nhận và trân trọng. 

 

          Tuy nhiên có thể thấy rằng giới sử học, các nhà nghiên cứu ở các địa phương, nhất là những người nghiên cứu về lịch sử trước năm 1945… vốn tài liệu đã ít ỏi và cũng ít có điều kiện để tiếp cận các nguồn tài liệu gốc trước năm 1945. Đó chính là một trong những lý do làm cho các công trình nghiên cứu lịch sử ở địa phương thiếu độ hấp dẫn và chính xác, thường là từa tựa giống nhau, nhàn nhạt như nhau, không nhiều sự kiện mới, cũng không có quan điểm nổi bật. Nghĩa là giới sử học, các nhà nghiên cứu ở địa phương tìm những sự kiện được ghi chép trong những trang dòng của những cuốn sử ấy vẫn còn thiếu rất nhiều thông tin về các lĩnh vực khác nhau của nhiều mặt hoạt động xã hội trước năm 1945. Chỉ khi nào các nguồn tài liệu lưu trữ gốc đều được giới thiệu công khai hóa, người nghiên cứu lịch sử có điều kiện để tiếp cận, phân tích, lý giải các nguồn sử liệu thì mới góp phần tái tạo lịch sử của địa phương đúng như cái đích thực mà nó có.

 

          Để thực sự phát huy giá trị của những nguồn sử liệu quý mà Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I  đang quản lý, giới thiệu nguồn sử liệu có liên quan đến các mặt hoạt động của địa phương trước năm 1945;đây thật sự là một nguồn sử liệu quan trọng cần có trong các công trình nghiên cứu lịch sử, tài liệu lưu trữ để giúp chúng ta dựng lại toàn bộ quá trình xây dựng và phát triển của lịch sử ở địa phương về tất cả các mặt vừa mang tính khái quát, vừa mang tính cụ thể.Việc tổ chức sưu tầm, thu thập nguồn sử liệu này một cách có hệ thống ở địa phương là rất cần thiết để phục vụ biên soạn sách địa chí ở địa phương; địa chí vùng miền, các huyện chí và xã chí cũng rất cần hoặc nghiên cứu về một lĩnh vực cụ thể như danh nhân, cổ tích, phong tục… Qua tài liệu lưu trữ để viết sách địa chí là công việc không chỉ có ý nghĩa văn hóa. Ngoài giá trị này, còn giáo dục truyền thống quê hương, quảng bá về địa phương, góp phần giữ gìn và tạo ra một phương tiện mới có hiệu quả giới thiệu về địa phương mình trong bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực.

 

          Những kiến nghị và đề xuất để nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ có liên quan đến các mặt hoạt động của địa phương trước năm 1945

 

           Mặc dù nhu cầu khai thác tài liệu là tất yếu và tìm năng là vô tận, những vấn đề rất quan tâm của các cơ quan lưu trữ ở địa phương, đó là sử dụng tư liệu gốc (trong đó có tài liệu lưu trữ), chúng tôi kiến nghị Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ trước năm 1945 có liên quan đến các hoạt động của địa phương về khả năng tiếp cận tài liệu lưu trữ của các nhà nghiên cứu và Chi cục Văn thư – lưu trữ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ngày càng được mở rộng như: Giới thiệu, quảng bá, thống kê, lập danh mục, sao chụp… Đa dạng hóa, hiện đại hóa các hình thức và biện pháp phục vụ theo hướng giúp các địa phương khai thác ngày càng thuận lợi hơn trong việc tiếp cận và khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ trước năm 1945 để phục vụ các công trình nghiên cứu lịch sử của địa phương, nghiên cứu khoa học, viết địa chí, luận văn tốt nghiệp, luận án tiến sĩ…

 

          Xây dựng mô hình liên kết, hợp tác giữa các cơ quan lưu trữ địa phương và các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử trong việc sưu tầm, tổng hợp và cung cấp bản sao tài liệu, tư liệu lưu trữ có liên quan đến địa phương.

 

          "Hy vọng qua Hội nghị giới thiệu nguồn sử liệu có liên quan đến các mặt hoạt động của địa phương trước năm 1945; Hội nghị này là tiền đề sẽ góp phần tìm ra những giải pháp hữu ích để thu hẹp khoảng cách giữa một bên là nhu cầu và mong muốn khai thác, sử dụng tài liệu của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử và một bên là tiềm năng và những biện pháp mà Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I cần áp dụng trong thời gian tới để phục vụ tốt nhất nhu cầu khai thác, cung cấp thông tin tài liệu lưu trữ trên lĩnh vựcnày,là bước khởi đầu cho mối quan hệ giữa các Chi cục Văn thư – Lưu trữ của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để có sự hợp tác và hỗ trợ giữa 2 bên ngày càng thắt chặt hơntrong vai trò phát huy giá trị tài liệu lưu trữ phục vụ cho các nhu cầu nghiên cứu của địa phương".

 

          Với những ý nghĩa đó, Chi cục Văn thư – Lưu trữ tỉnh Bình Định xin chân thành cảm ơn Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I đã tổ chức được Hội nghị giới thiệu nguồn sử liệu trước năm 1945 cho các địa phương và kính chúc các quý vị đại biểu tham dự Hội nghị sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc hội nghị thu được nhiều kết quả tốt đẹp.

 

          Xin trân trọng cảm ơn./.


Phan Minh Lý, Chi cục trưởng Chi cục VTLT  (Cập nhật ngày 14-06-2013) 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
Văn phòng điện tử IDesk
Công dân hỏi, giám đốc sở trả lời
Tra cứu Hồ sơ đi B
Công khai tài chính
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập157
  • Hôm nay612
  • Tháng hiện tại19,493
  • Tổng lượt truy cập1,870,560
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây