Tiếp tục sưu tầm tài liệu quý, hiếm trong và ngoài tỉnh Bình Định giai đoạn 2017 - 2021

Thứ ba - 11/06/2019 04:52 2.613 0
Nhằm bảo tồn những tài liệu quý, hiếm có giá trị văn hóa, lịch sử… Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định phê duyệt Đề án ‘’Sưu tầm tài liệu quý, hiếm giai đoạn 2018-2022
 

     Thực hiện mục tiêu bổ sung tài liệu lưu trữ quý, hiếm cho Phông Lưu trữ tỉnh Bình Định nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của tỉnh; thông qua hoạt động sưu tầm tài liều quý, hiếm nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ, quý hiếm – một bộ phận di sản quý giá của dân tộc; giúp cho các tổ chức cá nhân, gia đình, dòng họ hiểu rõ hơn về giá trị kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội tiêu biểu của lưu trữ quý, hiếm; đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của cơ quan, tổ chức và nhân dân.

     Về yêu cầu lưu trữ lịch sử tỉnh hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình, dòng họ đăng ký việc sở hữu tài liệu lưu trữ quý, hiếm để tổ chức theo dõi quản lý; đồng thời hướng dẫn giúp đỡ về kỹ thuật bảo quản đối với tài liệu do cá nhân, tổ chức tự bảo quản. Tài liệu quý, hiếm phải được kiểm kê, lập danh mục, bảo quản, lập bản sao bảo hiểm và sử dụng theo chế độ đặc biệt khuyến khích cộng đồng dân cư cơ sở thờ tự tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp, hiến tặng, chuyển nhượng, ký gửi tài liệu quý, hiếm vào lưu trữ lịch sử tỉnh đề lưu giữ, bảo quản và phát huy giá trị của tài liệu quý, hiếm.

 

     Theo lịch sử của địa phương để lại tài liệu quý, hiếm là nơi còn lưu giữ nhiều tài liệu quý, hiếm đến  triều Nguyễn, đa phần được lưu giữ trong các làng, họ tộc, tư gia, các gia đình, cá nhân. Ngoài một số thất lạc, hư hỏng do chiến tranh, thiên tai, đã có không ít tài liệu quý, hiếm bị mối mọt, hủy hoại do không có điều kiện bảo quản. Vì vậy, việc sưu tầm các tài liệu quý, hiếm lịch sử trở nên cấp thiết.

 

     Trong những năm qua, Chi cục Văn thư – Lưu trữ tỉnh Bình Định và các huyện, thị xã, thành phố đã phối hợp thực hiện sưu tầm những tài liệu được nhiều sắc phong, chế phong, chiếu chỉ, lệnh chỉ, gia phả, hương ước, ngự bút … được lưu giữ rải rác các đền thờ cùng họ tộc. Đặc biệt, các tư liệu bằng chử Hán - Nôm đã được thu thập được thời vua Tự Đức, nhiều sách đồng và nhà thờ họ Nguyễn, cùng các sắc phong, chế phong có chất liệu bằng giấy…

 

     Trong thời gian tới, tỉnh Bình Định sẽ tiếp tục đẩy mạnh sưu tầm tài liệu quý, hiếm giai đoạn 2017 – 2021 và tài liệu Hán- Nôm để bảo quản lưu trữ, đồng thời có kế hoạch mời chuyên gia phiên dịch phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu của độc giả, góp phần vào sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc nói chung, di sản ở tỉnh Bình Định nói riêng./.


Minh Lý, Chi cục trưởng  (Cập nhật ngày 18-09-2018) 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
Văn phòng điện tử IDesk
Công dân hỏi, giám đốc sở trả lời
Tra cứu Hồ sơ đi B
Công khai tài chính
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập163
  • Hôm nay419
  • Tháng hiện tại19,300
  • Tổng lượt truy cập1,870,367
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây