Xây dựng các bộ sưu tập lưu trữ: Thực tiễn và những vấn đề đặt ra đối với công tác sưu tầm tài liệu quý, hiếm

Thứ ba - 11/06/2019 04:51 420 0
Bộ sưu tập lưu trữ là tập hợp các tài liệu lưu trữ không thuộc thành phần tài liệu giao nộp vào lưu trữ lịch sử theo quy định của pháp luật nhưng có giá trị về nhiều mặt, cần lưu giữ lại nhằm đa dạng hóa thành phần tài liệu của cơ quan lưu trữ. Trong thời gian qua, Chi cục Văn thư Lưu trữ tỉnh Bình Định đã tiến hành bổ sung các bộ sưu tập lưu trữ thông qua hoạt động sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm.
 

     - Thực tiễn công tác sưu tầm tài liệu quý, hiếm

     

     Tài liệu lưu trữ quý, hiếm sưu tầm được chủ yếu là những tài liệu có xuất xứ cá nhân. Đây là nguồn tài liệu “độc nhất vô nhị” bởi phần lớn các tài liệu này là bản gốc có đầy đủ thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản gồm dấu, chữ ký, ngày tháng năm. Ngoài ra một số tài liệu là bản photo, bản scan (chủ yếu là tài liệu của cá nhân, gia đình, dòng họ). Hiện nay, Chi cục Văn thư Lưu trữ tỉnh Bình Định đã tiến hành sưu tầm được một số nhóm tài liệu quý, hiếm sau:

 

     - Sắc phong, Sắc phong thần từ hậu Lê đến Thiệu trị ban cho họ Châu; sắc phong của Đào Tấn và Đào Nhữ Tuyên (con trai của Đào Tấn);

 

     - Gia phả, tộc phả: Bản sao tài liệu của các dòng họ có niên đại đời Cảnh Hưng, Cảnh Thịnh, đời Lê, đời Tây Sơn và các Triều đại Nhà Nguyễn; gia phả, tộc phả của gia đình ông Đào Duy Nhơn cháu cụ Đào Duy Từ…;

 

     - Tài liệu về văn hóa - nghệ thuật cổ truyền: 02 tấm liễng (câu đối); 06 bài tuồng cổ của Đào Tấn;

 

     - Tài liệu về nghệ thuật võ cổ truyền Bình Định: 01 bài quyền, bài thiệu cổ của võ sư Nguyễn Văn Đấy và 01 quyển võ kinh họ Trương được viết bằng chữ Hán - Nôm;

 

     - Văn bản đất đai, dư địa chí: các văn khế ước mua bán ruộng đất có niên đại từ thời Lê, Tây Sơn… và nhiều tài liệu khác từ năm 1930 - 1975; 02 quyển sách Hoàng Việt nhất thống dư địa chí của Lê Quang Định (1806);

 

     - Hồ sơ lý lịch, các di tích của các danh nhân lịch sử như: Võ Xán, Võ Văn Dũng, Bùi Thị Xuân, Mai Xuân Thưởng; các tháp chăm, tài liệu địa chí… của tỉnh Bình Định.

 

     - Một số vấn đề đặt ra đối với ngành Lưu trữ học

 

     Thứ nhất, cần nghiên cứu các nguyên tắc và tiêu chuẩn trong việc xây dựng các bộ sưu tập lưu trữ. Trong đó, cần xác định rõ thế nào là tài liệu quý, thế nào là tài liệu hiếm, nội dung, xuất xứ của tài liệu.

     

     Thứ hai, cần tham mưu để cơ quan quản lý nhà nước ban hành các chính sách hỗ trợ tích cực cho công tác xây dựng các bộ sưu tập bằng việc ban hành các quy định pháp lý và hỗ trợ kinh phí phù hợp.

 

     Thứ ba, cần trang bị các kỹ năng vận động, thuyết phục, tuyên truyền cho người làm công tác sưu tầm tài liệu thông qua bổ sung các nội dung mới hoặc môn học mới trong chương trình đào tạo, tập huấn.

 

     Thứ tư, cần thiết lập mối quan hệ với các cơ quan văn hóa và sử dụng hiệu quả các phương tiện truyền thông xã hội để tuyên truyền và vận động các cá nhân, gia đình, dòng họ hiến tặng các bộ sưu tập tài liệu lưu trữ.

 

     Thứ năm, tăng cường hợp tác với các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, Chi cục Văn thư - Lưu trữ các tỉnh, thành phố trong việc tiếp tục thực hiện công tác điều tra, thống kê, lập Danh mục tài liệu quý, hiếm trên địa bàn các địa phương..

 

     Mong rằng những kết quả nghiên cứu trong Lưu trữ học sẽ giúp các cơ quan lưu trữ thực hiện việc xây dựng các bộ sưu tập lưu trữ đạt chất lượng tốt hơn và đem lại lợi ích nhiều hơn cho cộng đồng và người nghiên cứu.


Minh Lý, Chi cục trưởng  (Cập nhật ngày 27-11-2017)   

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
Văn phòng điện tử IDesk
Công dân hỏi, giám đốc sở trả lời
Tra cứu Hồ sơ đi B
Công khai tài chính
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập113
  • Hôm nay366
  • Tháng hiện tại19,247
  • Tổng lượt truy cập1,870,314
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây