CÔNG TÁC SƯU TẦM TÀI LIỆU LƯU TRỮ QUÝ, HIẾM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Thứ ba - 11/06/2019 04:45 2.223 0
Bình Định là vùng đất trung tâm của miền trung Việt Nam với gần 5 thế kỷ giữ vai trò trung tâm của nhà nước Chămpa, mặc dù có nhiều bước thăng trầm, chiến tranh xảy ra liên miên, nhưng văn hóa Chămpa ở đây vẫn phát triển đến khi Nhà nước Chămpa mất vai trò lịch sử. Dấu tích dòng chảy văn hóa, dòng chảy kinh tế, dòng chảy xã hội ở nhiều địa phương trong tỉnh qua các thời kỳ lịch sử còn lưu giữ những tài liệu quý, hiếm là các văn bản tài liệu phản ảnh nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, phong tục, tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, lễ hội miền biển…
 

        Do vậy, có thể khẳng định rằng về văn hóa: Bình Định là mảnh đất có bề dày lịch sử với nền văn hoá Sa Huỳnh, từng là cố đô của Vương quốc Chăm pa mà Di sản còn lưu giữ là Thành Đồ Bàn (huyện An Nhơn) và các tháp Chàm với nghệ thuật kiến trúc độc đáo ở huyện Tây Sơn, An Nhơn, Quy Nhơn, Tuy Phước. Bình Định cũng là nơi xuất phát phong trào nông dân khởi nghĩa vào thế kỷ XVIII với tên tuổi của người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung-Nguyễn Huệ; là quê hương của các danh nhân như: Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Võ Văn Dũng, Mai Xuân Thưởng, Tăng Bạt Hổ, Đào Tấn, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Yến Lan...

 

CÔNG TÁC SƯU TẦM TÀI LIỆU LƯU TRỮ QUÝ, HIẾM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

       

CÔNG TÁC SƯU TẦM TÀI LIỆU LƯU TRỮ QUÝ, HIẾM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

 

CÔNG TÁC SƯU TẦM TÀI LIỆU LƯU TRỮ QUÝ, HIẾM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

 

CÔNG TÁC SƯU TẦM TÀI LIỆU LƯU TRỮ QUÝ, HIẾM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

 

CÔNG TÁC SƯU TẦM TÀI LIỆU LƯU TRỮ QUÝ, HIẾM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

 

     Bình Định còn nổi tiếng bởi truyền thống thượng võ và có nền văn hóa đa dạng, phong phú các loại hình nghệ thuật như: Bài Chòi, hát Bội (hát Bộ, Tuồng), nhạc võ Tây Sơn, hò Bá Chạo của cư dân vùng biển, cùng với các lễ hội Đống Đa, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội các dân tộc miền núi…là nơi hội tụ, xây dựng và phát triển của các triều đại chúa Nguyễn, vua Nguyễn , của các dòng họ có công khai hoang, khai khẩn vùng đất Bình Định.

 

CÔNG TÁC SƯU TẦM TÀI LIỆU LƯU TRỮ QUÝ, HIẾM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

 

CÔNG TÁC SƯU TẦM TÀI LIỆU LƯU TRỮ QUÝ, HIẾM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

 

CÔNG TÁC SƯU TẦM TÀI LIỆU LƯU TRỮ QUÝ, HIẾM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

 

        Với ý thức giá trị tài liệu lưu trữ nói chung và tài liệu có xuất xứ cá nhân, gia đình, dòng họ của tỉnh Bình Định nói riêng, hiện đang còn bảo quản một khối lượng tài liệu tương đối còn rải rác ở các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Đó là những tài liệu được hình thành trong quá trình sống và hoạt động sáng tác của cá nhân, gia đình, dòng họ như tài liệu tiểu sử, bản thảo các tác phẩm, giấy tờ công vụ, công trình sáng tác và nghiên cứu khoa học… Đây là nguồn tài liệu quý, hiếm giúp xã hội để nghiên cứu về chân dung và cuộc đời của các cá nhân  gia đình, dòng họ sau này.  

 

      Công tác sưu tầm, thu thập, bổ sung, bảo quản tài liệu quý, hiếm trong và ngoài tỉnh

 

       Vai trò của Chi cục Văn thư – Lưu trữ tham mưu xây dựng và trình  các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quản lý về tài liệu lưu trữ quý, hiếm

 

        - Văn bản của UBND tỉnh ban hành

 

       Công văn số 1299/UBND-LT ngày 02/5/2008 về việc sưu tầm, thu thập tài liệu quý, hiếm của các cá nhân, gia đình, dòng họ tiêu biểu qua các thời kỳ lịch sử;

       Công văn số 2981/UBND-LT ngày 09/9/2008 về việc khảo sát nguồn tài liệu quý, hiếm hiện đang bảo quản tại các cơ quan, đơn vị;

 

      Công văn số 2068/UBND-LT ngày 22/6/2010 về việc sao chụp tài liệu quý, hiếm qua các thời kỳ lịch sử;

       Công văn số 1273/UBND-NC ngày 04/5/2011 về việc đồng ý chủ trương thực hiện sưu tầm, thu thập và thống kê, lập danh mục tài liệu quý hiếm của tỉnh qua các thời kỳ lịch sử còn phân tán nhiều nơi trong và ngoài tỉnh;

      Quyết định số 1694/QĐ-CTUBND ngày 27/7/2011 về việc cấp kinh phí sao, chụp tài liệu quý hiếm tại 09 cơ quan và 03 dòng họ trên địa bàn tỉnh;

      Công văn số 1259/UBND-NC ngày 20/4/2012 gửi Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc xin sao chụp và chứng thực tài liệu quý, hiếm của Bình Định đang lưu giữ tại tỉnh Thừa Thiên Huế;

      Quyết định số 470/QĐ-UBND ngày 17/8/2012 Ban hành định mức chi bồi dưỡng cho cá nhân, gia đình, dòng họ hiến tặng tài liệu quý, hiếm cho lưu trữ lịch sử tỉnh.

       -  Văn bản của Sở Nội vụ ban hành

       Công văn số 781/SNV ngày 24/5/2010 về việc sao chụp tài liệu quý, hiếm qua các thời kỳ lịch sử;

      Công văn số 1884/SNV-TTLT ngày 22/11/2010 về việc thẩm định giá, sao, chụp, bồi dưỡng hoặc khen thưởng hiến tặng tài liệu quý, hiếm;

      Công văn số 1885/PA-SNV ngày 22/11/2010 về Phương án giá, sao, chụp, bồi dưỡng hoặc khen thưởng các cá nhân, gia đình, dòng họ đã có công trong việc giữ gìn , hiến tặng những tư liệu, tài liệu quý, hiếm của tỉnh qua các thời kỳ lịch sử;

      Công văn số 2049/SNV-TTLT ngày 20/12/2010 về việc thẩm định phương án giá sao, chụp, bồi dưỡng hoặc khen thưởng hiến tặng tài liệu quý, hiếm;

      Tờ trình số 629/TTr-SNV ngày 13/4/2011 về việc xin chủ trương điều tra, thống kê, lập Danh mục và thu thập tài liệu quý, hiếm của tỉnh Bình Định qua các thời kỳ lịch sử còn phân tán nhiều nơi trong và ngoài tỉnh;

 

      Công văn số 700/SNV-TTLT ngày 22/4/2011 về việc đề nghị thẩm định Dự toán chi phí sao, chụp tài liệu quý hiếm tại 09 cơ quan và 03 cá nhân, gia đình, dòng họ;

 

      Công văn số 1477/SNV-CCVTLT ngày 05/8/2011 Sở Nội vụ xếp lịch làm việc về tài liệu quý, hiếm tại 03 cơ quan và 09 cá nhân, gia đình, dòng họ tiêu biểu qua các thời kỳ lịch sử của tỉnh;

 

      Công văn số 1589/SNV-VP ngày 25/8/2011 về đồng ý chủ trương khảo sát, bổ sung nguồn tài liệu quý hiếm của tỉnh Bình Định hiện đang lưu trữ tại tỉnh Thừa Thiên Huế;

      Công văn số 1715/SNV-VTLT ngày 19/9/2011 về việc khảo sát, thống kê, lập danh mục tài liệu quý, hiếm qua các thời kỳ lịch sử của Bình Định;

      Công văn số 1759/SNV-CCVTLT ngày 28/9/2011 về việc tổ chức Đoàn công tác khảo sát, thống kê, lập danh mục tài liệu quý, hiếm của tỉnh;

      Tờ trình số 410/TTr-SNV ngày 06/8/2012 về việc xin ban hành Quyết định mức chi bồi dưỡng khen thưởng các tổ chức và cá nhân, gia đình, dòng họ hiến tặng tài liệu quý, hiếm qua các thời kỳ lịch sử của tỉnh Bình Định.

 

      Các văn bản nêu trên là cơ sở pháp lý quan trọng chỉ đạo các cơ quan, tổ chức trong phạm vi trách nhiệm của mình thực hiện nghiêm túc việc thu thập, bổ sung tài liệu lưu trữ có ý nghĩa địa phương, nhất là tài liệu quý, hiếm, góp phần thúc đẩy cho việc sưu tầm tài liệu quý, hiếm ở trong và ngoài tỉnh.

 

      Kế hoạch triển khai thực hiện công tác sưu tầm tài liệu quý, hiếm

 

       Để triển khai thực hiện các văn bản trên, Sở Nội vụ chỉ đạo Trung tâm Lưu trữ (trước đây) nay là Chi cục Văn thư – Lưu trữ xây dựng kế hoạch làm việc tại 03 cơ quan và 09 cá nhân, gia đình, dòng họ tiêu biểu qua các thời kỳ lịch sử của tỉnh (UBND huyện Tây Sơn, huyện Tuy Phước, huyện An Nhơn) và trực tiếp làm việc với các gia đình, dòng họ tiêu biểu qua các thời kỳ lịch sử như: Dòng họ Quách, họ Đinh, họ Lê, họ Bùi, họ Hồ, họ Nguyễn, tiêu biểu họ Đào (ở huyện Tây sơn); họ Đặng (ở huyện An Nhơn); gia đình ông Đào Tụng Phi (ở huyện Tuy Phước), nhà thơ Yến Lan (ở huyện An Nhơn)...  nhằm thống kê nắm chắc tình hình số lượng, khối lượng và lập Danh mục lựa chọn những tài liệu quý, hiếm đang bảo quản tại các cơ quan, tổ chức và các cá nhân, gia đình, dòng họ còn lưu giữ tài liệu quý, hiếm; đồng thời tuyên truyền, vận động, thuyết phục giao nộp, hiến tặng hoặc ký gửi tài liệu quý, hiếm đưa vào lưu trữ lịch sử tỉnh bảo quản, giữ gìn và phát huy giá trị tài liệu theo quy định.

 

      Qua khảo sát các cơ quan, tổ chức và cá nhân Chi cục Văn thư – Lưu trữ xin kể lại từ một phát hiện liên quan đến Đào Tấn, một hộp đựng sắc phong ( tráp sắc ) trong nhà kho ở nhà từ đường Đào Bá Quát (con ruột của Đào Tấn). Từ phát hiện này, vấn đề giữ gìn và phát huy những hiện vật liên quan đến danh nhân Đào Tấn lại được đặt ra. Đoàn công tác tìm hiểu, Ông Đào Tùng, cháu bốn đời của danh nhân văn hóa Đào Tấn kể, tráp sắc trước đây đặt trên bàn thờ cụ Đào Bá Quát, nhưng vì không hiểu giá trị của nó nên người nhà chuyển vào kho, sau đó quên luôn. Theo ông Đào Tụng Phi, 77 tuổi cháu gọi cụ Đào bằng cố, người hiện đang giữ từ đường cụ Đào, thì đây có thể là tráp đựng sắc phong Tú tài Đào Bá Quát của triều đình Huế.

 

CÔNG TÁC SƯU TẦM TÀI LIỆU LƯU TRỮ QUÝ, HIẾM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

 

      Chuyện giữ gìn những hiện vật liên quan đến danh nhân, tại nhà từ đường cụ Đào, thôn Vinh Thạnh 2, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định; ông Đào Tụng Phi giới thiệu cho Đoàn công tác hộp đựng sắc phong đặt trên bàn thờ danh nhân Đào Tấn. Có tất cả 8 sắc phong: sắc phong Thượng Công bộ thượng thư, Thành Thái năm thứ 6; sắc phong Đào Tấn làm Tổng Đốc Nam-Ngãi, Thành Thái năm thứ 10; sắc phong Tham Tá các vụ tại triều thị giảng học sư, Đồng Khánh năm thứ 2…Tất cả 8 sắc phong được giữ nguyên vẹn chữ hán ghi ý chỉ của vua còn nguyên nét chữ rõ ràng trên nền vải màu vàng. Ông Phi cho biết, trong những năn binh lửa loạn lạc, mỗi khi lánh nạn tài sản quý giá nhất mà ông phải mang theo là hộp sắc phong này.

 

CÔNG TÁC SƯU TẦM TÀI LIỆU LƯU TRỮ QUÝ, HIẾM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

 

      Một di vật khác mà ông Đào Tụng Phi trân trọng giới thiệu cho Đoàn là cây gậy trúc, vật bất li thân của cụ Đào khi còn sống. Gậy trúc có độ dài khoảng 1,5m, hai đầu gậy bịt đồng. Đầu gậy khắc 02 chữ Vạn Thọ và 04 câu thơ bằng chữ hán:

 

“Nhất vật kỳ lai hựu nhất thân

Nhất thân hoàng hữu nhất càng khôn

Sanh tri vạn vật cấu hư ngã

Khẳng bã toàn tài biệt lập căng”

 

      Năm 1978, cây gậy trúc này bị mất một lần, khi tìm ra tung tích, ông Đào Tụng Phi phải chuột lại với giá 02 cây vàng.

      Trao đổi với Đoàn công tác, ông Đào Tụng Phi cho biết ông đã làm hết sức mình để giữ được những gì còn lại cho đời sau. Hiện nay, ông đã lớn tuổi và những điều muốn làm đã “lực bất tòng tâm”. Ông đã nhiều lần đề xuất việc phục dựng , lưu giữ, bảo tồn các di vật, di chỉ liên quan đến cụ Đào; đồng thời mong muốn xã  hội cùng chung tay bảo tồn và phát huy bởi danh nhân Đào Tấn giờ đây không còn là riêng của họ Đào nữa mà là của toàn thể những người yêu Tuồng, trước tiên là của quê hương Bình Định.

      Ngoài ra Đoàn công tác đã được tiếp xúc với một số tài liệu bản gốc là các sắc phong, sắc phong Thần, gia phả, văn bản đất đai, hồ sơ lý lịch, các di tích của các danh nhân lịch sử như: Võ Xán, Võ Văn Dũng, Bùi Thị Xuân, Mai Xuân Thưởng; các tháp Chăm, tài liệu địa chí…của tỉnh Bình Định; một số tài liệu quý, hiếm được sao, chụp trực tiếp từ văn bản gốc lưu tại Bảo tàng Quang Trung và các dòng họ có niên đại từ đời Cảnh Hưng, Cảnh Thịnh, đời Lê, thời Tây Sơn và các triều đại nhà Nguyễn, nhiều văn bản khế ước mua, bán đất đai có niên đại từ đời Lê, Tây Sơn; nhiều văn bản sắc chỉ phong chức, tước cho quan lại triều Nguyễn…Khi trao đổi với Đoàn công tác các gia tộc họ Bùi (Bùi Thị Xuân), họ Quách (Quách Tấn), họ Đào (Đào Doãn Địch)…

 

CÔNG TÁC SƯU TẦM TÀI LIỆU LƯU TRỮ QUÝ, HIẾM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

 

CÔNG TÁC SƯU TẦM TÀI LIỆU LƯU TRỮ QUÝ, HIẾM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

 

CÔNG TÁC SƯU TẦM TÀI LIỆU LƯU TRỮ QUÝ, HIẾM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

 

CÔNG TÁC SƯU TẦM TÀI LIỆU LƯU TRỮ QUÝ, HIẾM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

 

CÔNG TÁC SƯU TẦM TÀI LIỆU LƯU TRỮ QUÝ, HIẾM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

 

CÔNG TÁC SƯU TẦM TÀI LIỆU LƯU TRỮ QUÝ, HIẾM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

 

CÔNG TÁC SƯU TẦM TÀI LIỆU LƯU TRỮ QUÝ, HIẾM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

 

CÔNG TÁC SƯU TẦM TÀI LIỆU LƯU TRỮ QUÝ, HIẾM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

 

CÔNG TÁC SƯU TẦM TÀI LIỆU LƯU TRỮ QUÝ, HIẾM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

 

CÔNG TÁC SƯU TẦM TÀI LIỆU LƯU TRỮ QUÝ, HIẾM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

 

CÔNG TÁC SƯU TẦM TÀI LIỆU LƯU TRỮ QUÝ, HIẾM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

 

CÔNG TÁC SƯU TẦM TÀI LIỆU LƯU TRỮ QUÝ, HIẾM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

 

CÔNG TÁC SƯU TẦM TÀI LIỆU LƯU TRỮ QUÝ, HIẾM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

 

CÔNG TÁC SƯU TẦM TÀI LIỆU LƯU TRỮ QUÝ, HIẾM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

 

CÔNG TÁC SƯU TẦM TÀI LIỆU LƯU TRỮ QUÝ, HIẾM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

 

 

CÔNG TÁC SƯU TẦM TÀI LIỆU LƯU TRỮ QUÝ, HIẾM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

 

      Gia phả họ Hồ; gia phả họ Đào (từ đời thứ I đến đời thứ 13) tại Gò Bồi, huyện Tuy Phước; gia phả họ Đặng; sơ lược lịch sử Bùi tộc thống nhất; gia phả họ Bùi tộc (từ đời thứ I đến đời thứ 13); phổ lục Quách tộc (Quách Tịnh Nương Đường 1695 – 1995), Phổ lục Quách Trọng Đường (1695 – 2000); Kỷ yếu Tịnh Nương Đường (1695 - 2000); gia phả nguồn gốc dòng họ Đinh hay truyện Hồi ký về ông Đinh Chảng ở huyện An Nhơn; gia phả dòng họ Nguyễn (chữ hán – Nôm) Phương Danh và Cẩm văn – Nhơn Hưng – An Nhơn); gia phả dòng họ Trịnh (Trịnh Hữu Huệ 1842 – 1891); gia phả Lê tộc – Luật Chánh – Phước Hiệp; tài liệu chữ Hán – Nôm về nhận phẩm Bá hộ của dòng họ Trịnh (Trịnh Hữu Huệ 1842 – 1891).

 

      Một số tài liệu sao chụp từ bản gốc được lưu giữ tại Bảo tàng Quang Trung, Bảo tàng Bình Định, Trung tâm Văn hóa huyện An Nhơn như: tài liệu của các dòng họ có niên đại đời Cảnh Hưng, Cảnh Thịnh đời Lê, thời Tây Sơn và các Triều đại nhà Nguyễn, nhiều văn bản khế ước mua bán ruộng đất có niên đại từ đời Lê, Tây Sơn, sắc phong của cụ Đào – Thành Thái năm thứ 14 và nhiều tài liệu khác từ năm 1930 đến 1975. Nói chung, các sắc phong, gia phả này là đồ gia bảo của ông, cha họ tộc không thể tặng cho, ký gửi, bán tùy tiện cho bất cứ một cơ quan, tổ chức nào. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số gia tộc đã hiến, tặng tài liệu, hiện vật quý của gia đình, dòng họ cho các bảo tàng, thư viện, cơ quan lưu trữ có chức năng để gìn giữ, bảo quản và phát huy giá trị tốt hơn.

      Sáu tháng cuối năm 2012, giữa tỉnh Bình Định và tỉnh Thừa Thiên Huế đã có các văn bản trao đổi, hợp tác và tỉnh Thừa Thiên Huế cho phép Bình Định khảo sát, thống kê, lập danh mục, sao chụp, chứng thực 5.552 văn bản tương đương 01 mét giá tài liệu có giá trị lịch sử của tỉnh trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của thời kỳ chế độ Việt Nam Cộng Hòa.

 

CÔNG TÁC SƯU TẦM TÀI LIỆU LƯU TRỮ QUÝ, HIẾM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

 

CÔNG TÁC SƯU TẦM TÀI LIỆU LƯU TRỮ QUÝ, HIẾM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

 

      Như vậy, tài liệu quý, hiếm của các gia đình, dòng họ trên địa bàn tỉnh Bình Định nói riêng và cả nước nói chung đang đặt trước sự thách thức lớn về sự tồn vong bởi thời gian, ý thức trách nhiệm của con người. Nguy cơ lớn nhất là do thiên nhiên khắc nghiệt với sự tác động liên tục của các điều kiện tự nhiên, mối mọt, lũ lụt sẽ làm cho các loại tài liệu này đang tìm ẩn nhiều nguy cơ hư hỏng, mất mát. Đây là vấn đề mang tính cấp thiết để Chi cục Văn thư – Lưu trữ nổ lức, cố gắn tổ chức thực hiện đạt hiệu quả về việc sưu tầm, thu thập nguồn tài liệu quý, hiếm có giá trị lịch sử đặt biệt quan trọng để góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ nói chung và giữ gìn những di sản của tỉnh Bình Định.

 

      Tuy nhiên, về khách quan nhìn nhận qua các đợt sưu tầm, thu thập, bổ sung, tài liệu quý, hiếm trong và ngoài tỉnh của Bình Định từ năm 2008 đến nay cũng còn có những bất cập, khó khăn vì những quy định của nhà nước về việc quản lý tài liệu quý, hiếm chưa mang tính hệ thống và tổng thể; ngành nào, cấp nào, các đơn vị nghiên cứu khoa học và cá nhân nào cũng được thực hiện sưu tầm, thu thập tài liệu quý, hiếm; chưa có sự phối hợp chặt chẽ, chia sẽ thông tin, tư tiệu, dẫn đến chồng chéo chức năng, nhiệm vụ với nhau giữa cơ quan lưu trữ, bảo tàng và thư viện. Hiện nay có một số tài liệu quý, hiếm là “tài sản” riêng của các cơ quan, đơn vị và cá nhân đang lưu giữ để sử dụng nghiên cứu cho các đề tài, các công trình của mình. Đặt biệt qua các thời kỳ lịch sử thăng trầm của đất nước cũng có một số tài liệu quý, hiếm của tỉnh Bình Định được lưu giữ ở các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 

CÔNG TÁC SƯU TẦM TÀI LIỆU LƯU TRỮ QUÝ, HIẾM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

 

      2. Cần có văn bản quy phạm pháp luật để thống nhất về công tác sưu tầm tài liệu quý, hiếm giữa các ngành như hiện nay: Bảo tàng, Thư viện và Văn thư - Lưu trữ còn có những văn bản trùng lặp chồng chéo. Nghĩa là, ngành nào, cấp nào cũng có chức năng sưu tầm tài liệu quý, hiếm để lưu giữ, trưng bày, triển lãm và phát huy giá trị tài liệu của ngành mình, cấp mình. Vấn đề này, gây không ít khó khăn cho việc sưu tầm, thu thập tài liệu quý, hiếm vào lưu trữ lịch sử của địa phương.

           

      3. Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước cần tham mưu cơ quan có thẩm quyền về việc bố trí kinh phí được cấp từ ngân sách nhà nước vào kế hoạch hàng năm cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để có điều kiện tiếp tục thực hiện sưu tầm, thu thập tài liệu quý, hiếm để có điều kiện sử dụng kinh phí chi mua bản gốc tài liệu lưu trữ hoặc chi lập bản sao tài liệu lưu trữ.

 

      Với những ý nghĩa quan trọng về sưu tầm tài liệu lưu trữ quý hiếm, hy vọng hội thảo của chúng ta hôm nay sẽ góp phần tìm ra những giải pháp hữu ích và những biện pháp mà cơ quan lưu trữ cần áp dụng để phục vụ tốt nhất Đề án “Sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm của Việt Nam và về Việt Nam và các lưu trữ địa phương về sưu tầm tài liệu quý, hiếm để bổ sung vào lưu trữ lịch sử./.                                  


Minh Lý - Chi cục trưởng  (Cập nhật ngày 16-03-2013 )

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
Văn phòng điện tử IDesk
Công dân hỏi, giám đốc sở trả lời
Tra cứu Hồ sơ đi B
Công khai tài chính
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập158
  • Hôm nay476
  • Tháng hiện tại19,357
  • Tổng lượt truy cập1,870,424
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây