VẤN ĐỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC THI NHIỆM VỤ CỦA CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TẠI CHI CỤC VĂN THƯ – LƯU TRỮ

Thứ ba - 11/06/2019 05:11 1.249 0
Trong hoạt động quản lý nhà nước, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức là một biện pháp thông qua việc kiểm định các chỉ số nói lên sự làm việc, sự cống hiến của cán bộ, công chức, viên chức nhằm hiểu biết về từng cá nhân cũng như tập thể trong đội ngũ của mình qua đó quyết định các biện pháp thích hợp trong sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, bố trí, phân công, điều động, khen thưởng, kỷ luật,…

Đ/c Phan Minh Lý, Chi cục trưởng phát biểu tại cuộc họp đánh giá, phân loại công chức, viên chức và người lao động năm 2014

Đ/c Phan Minh Lý, Chi cục trưởng phát biểu tại cuộc họp đánh giá, phân loại công chức, viên chức và người lao động năm 2014

     Luật Công chức quy định “Mục đích đánh giá công chức để làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với công chức”. Trong Luật Viên chức cũng quy định “Mục đích của đánh giá viên chức là để làm căn cứ tiếp tục bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách đối với viên chức” Điều này cho thấy đánh giá công chức, viên chức có ý nghĩa lớn đối với hoạt động quản lý vì nó ảnh hưởng đến tất cả các khâu khác của công tác cán bộ, có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức, giúp họ phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, tiến bộ không ngừng trong việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và hiệu quả công tác.

 

     Hàng năm, vào thời điểm cuối năm là khoảng thời gian tất bật của cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan, đơn vị Nhà nước đều nổ lực chạy nước rút để hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, đồng thời phải hoàn thành các báo cáo, thống kê, tổng kết theo quy định. Bên cạnh đó, một nhiệm vụ không kém phần quan trọng là CBCCVC phải tự đánh giá, nhận xét bản thân qua một năm công tác. Việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức sau một năm được tiến hành vào thời gian cuối năm và theo trình tự nhất định. Mục đích đánh giá công chức để làm rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất đạo đức làm căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt, đào tạo bồi dưỡng và thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức. Trên cơ sở đó có 4 mức xếp loại CBCCVC: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và không hoàn thành nhiệm vụ.

 

     Đặc điểm Chi cục Văn thư – Lưu trữ là đơn vị đặc thù, vừa có biên chế hành chính vừa có biên chế sự nghiệp, do vậy, việc đánh giá, phân loại được thực hiện cho cả công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị có nhiều nội dung, là khâu khó và nhạy cảm vì có ảnh hưởng đến tất cả các khâu khác, nhằm giúp cán bộ, công chức, viên chức phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, tiến bộ không ngừng trong việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và hiệu quả công tác của cán bộ, công chức, viên chức; đánh giá đúng sẽ tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức phát huy được sở trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

 

      Trong năm 2014, thực hiện Hướng dấn số 1304/HD-SNV ngày 05/12/2013 của Sở Nội vụ về việc đánh giá và phân loại hàng năm đối với công chức, viên chức, người lao động và các văn bản của nhà nước về công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, Chi cục đã tổ chức đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đảm bảo theo nguyên tắc khách quan, khoa học, phản ánh đúng năng lực và phẩm chất của cán bộ, công chức, viên chức.

 

     Đối với công chức, đánh giá theo nội dung: Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ; tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ và thái độ phục vụ nhân dân.

 

     Đối với viên chức, đánh giá theo nội dung: Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết; việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp; tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức; việc thực hiện các nghĩa vụ như: Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc.

 

     Kết quả đánh giá công chức, viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là 03/13 người, đạt tỷ lệ 23%, hoàn thành tốt nhiệm vụ là 9/13 người, đạt tỷ lệ 69,2%, có 01 hợp đồng lao động không xếp loại do mới được tuyển dụng vào làm việc tại Chi cục chưa đủ 6 tháng; không có công chức, viên chức và người lao động xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc không hoàn thành nhiệm vụ.

 

     Căn cứ vào kết quả đánh giá, phân loại công chức, viên chức và người lao động, Hội đồng thi đua khen thưởng của Chi cục đã họp xét thành tích và đề nghị Hội đồng thi đua khen thưởng Sở Nội vụ xem xét khen thưởng cho cá nhân, tập thể đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, cụ thể: Đề nghị tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” cho 12 cá nhân; 03 cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”; 04 cá nhân đề nghị Giám đốc Sở Nội vụ tặng Giấy khen; 01 cá nhân đề nghị UBND tỉnh tặng Bằng khen và 01 cá nhân đề nghị Bộ Nội vụ tặng Bằng khen. Đối với tập thể đề nghị tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” và tặng Bằng khen Thủ tướng Chính phủ”

     Tóm lại, việc nâng cao chất lượng và hiệu quả việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức là xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý, sử dụng, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức; phải lấy hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị làm thước đo phẩm chất và năng lực của cán bộ, công chức, viên chức, lấy nhu cầu nhiệm vụ làm căn cứ để bố trí cán bộ. Mục đích đánh giá làm cho cán bộ, công chức, viên chức nhận thức được trách nhiệm của cá nhân và các thành viên để tham gia một cách tích cực, dân chủ và quá trình đánh giá cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị, gồm cả đánh giá bản thân và đánh giá đồng nghiệp./.


Linh Sa, Phó trưởng Phòng Hành chính - Tổng hợp  (Cập nhật ngày 12-12-2014) 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
Văn phòng điện tử IDesk
Công dân hỏi, giám đốc sở trả lời
Tra cứu Hồ sơ đi B
Công khai tài chính
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập35
  • Hôm nay1,746
  • Tháng hiện tại20,627
  • Tổng lượt truy cập1,871,694
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây