BÌNH ĐỊNH BAN HÀNH VĂN BẢN THU THẬP TÀI LIỆU LƯU TRỮ NGHE - NHÌN

Thứ ba - 11/06/2019 03:40 706 0
Ngày 30/01/2015, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành văn bản số 451/UBND-NC về việc thực hiện thu thập tài liệu lưu trữ nghe – nhìn vào Lưu trữ lịch sử tỉnh
 

     Đây là văn bản quan trọng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả triển khai thực hiện Luật Lưu trữ. Theo quy định, tài liệu lưu trữ nghe – nhìn (ảnh, phim điện ảnh, ghi âm, ghi hình…) là kết quả ghi lại hình ảnh, âm thanh đã thành tác phẩm có giá trị khoa học, lịch sử, thực tiễn của địa phương và có giá trị to lớn trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, được xác định là một loại hình di sản đặc biệt quý giá không chỉ của địa phương, của dân tộc mà của toàn nhân loại.

 

     Mục đích ban hành văn bản này nhằm tổ chức khảo sát, thống kê và lập danh mục tài liệu nghe – nhìn của các cơ quan văn hóa, thông tin, tuyên truyền, các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan nghiên cứu khoa học và những người chụp ảnh, quay phim, ghi âm, ghi hình có tài liệu giá trị lịch sử về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, an ninh, quốc phòng hiện đang được bảo quan tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

 

     Việc quy định nội dung về thành phần tài liệu nghe - nhìn được thu thập bao gồm những tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử phản ảnh các nội dung như:

 

     - Tài liệu ảnh: Phản ảnh các hoạt động của Đảng, nhà nước và nhân dân tỉnh Bình Định trong công cuộc xây dựng và đấu tranh bảo vệ đất nước; phản ảnh về phong cảnh đất nước con người Bình Định; về Lễ hội truyền thống, tập quán sinh hoạt; về quá trình xây dựng các công trình trọng điểm của tỉnh…

 

     - Tài liệu phim điện ảnh: Là những băng, đĩa, thước phim thời sự phản ảnh cuộc sống sinh hoạt, chiến đấu, sản xuất của nhân dân tỉnh Bình Định và các sự kiện lịch sử của tỉnh…

 

     - Tài liệu ghi âm: Các băng ghi âm những sự kiện quan trọng trong lịch sử của nhân dân tỉnh Bình Định; các kỳ Đại hội Đảng, các kỳ họp, Hội nghị chính trị, Đại hội chiến sĩ thi đua, các buổi mít tinh, kỷ niệm ngày Quốc khánh, ngày lễ…

 

     Về tổ chức thực hiện, UBND tỉnh giao cho Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính đề xuất kinh phí để mua sắm các trang thiết bị chuyên dùng bảo quản tài liệu nghe nhìn. Theo đó UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các Sở, ban, ngành; các cơ quan tổ chức cấp tỉnh thuộc nguồn nộp lưu vào lưu trữ lịch sử tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện nội dung của văn bản này và báo cáo kết quả cho UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) định kỳ hàng năm để tổng hợp và tiếp tục chỉ đạo thực hiện đạt hiệu quả./.


Minh Lý – Lệ Xuân  (Cập nhật ngày 03-02-2015)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
Văn phòng điện tử IDesk
Công dân hỏi, giám đốc sở trả lời
Tra cứu Hồ sơ đi B
Công khai tài chính
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập59
  • Hôm nay850
  • Tháng hiện tại19,731
  • Tổng lượt truy cập1,870,798
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây