GIÁ TRỊ CỦA TÀI LIỆU LƯU TRỮ QUA NGHIÊN CỨU CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG

Thứ ba - 11/06/2019 07:13 4.581 0
Từ lâu con người đã biết lưu trữ và khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ để phục vụ cho nhu cầu tồn tại và phát triển. Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu khai thác và sử dụng tài liệu ngày càng gia tăng, vì tài liệu lưu trữ là nguồn thông tin quá khứ, có độ chính xác cao và có giá trị đặc biệt góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của từng địa phương và của Quốc gia.
 

     *Giá trị của tài liệu lưu trữ qua nghiên cứu của ngành Công Thương Bình Định như sau:

 

     Trong lĩnh vực chính trị: Tài liệu lư­u trữ đựơc hình thành và đư­ợc các giai cấp nắm quyền lãnh đạo sử dụng làm công cụ để bảo vệ quyền lợi của giai cấp mình và đấu tranh chống lại giai cấp đối địch. Vì vậy tài liệu đ­ược sản sinh ra trong quá trình hoạt động của cơ quan nhà n­ước nắm quyền lãnh đạo đều mang bản chất giai cấp.

 

     Hiện nay Sở Công Thương cũng đã sử dụng tài liệu lư­u trữ để phục vụ cho việc tuyên truyền các chủ tr­ương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước; Tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống địa phương cho các thế hệ trẻ; Sử dụng tài liệu lưu trữ làm bằng chứng và căn cứ điều tra những sai phạm để xây dựng bộ máy chính quyền trong sạch, vững mạnh.

 

     Như vậy có thể nói trong lĩnh vực chính trị tài liệu lưu trữ có vai trò hết sức to lớn, thực sự là tài sản vô giá, không thể đo, đếm được.

 

     Trong lĩnh vực kinh tế: Tài liệu l­ưu trữ có tác dụng về mặt kinh tế khi chúng đ­ược khai thác, sử dụng và phát huy tác dụng phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta.

        

       Tài liệu lư­u trữ đ­ược sử dụng để điều tra tài nguyên thiên nhiên (địa chất, thổ nhưỡng, tài nguyên, khoáng sản v.v...) làm cơ sở cho việc lập quy hoạch phát triển kinh tế, văn hoá trong từng vùng, từng địa ph­ương và trong toàn quốc. Đồng thời nó còn là căn cứ quan trọng để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế hàng năm và định hướng cho những giai đoạn tiếp theo. 

 

     Ví dụ:Tài liệu khoa học kỹ thuật thiết kế hệ thống các thủy điện của các công trình giúp cho việc khắc phục sự cố, xây dựng phương án và xử lý tình huống trong công tác phòng chống lụt bão được nhanh chóng để giảm thiểu những thiệt hại do biến đổi khí hậu.

 

     Các thông tin trong tài liệu lưu trữ thường xuyên được khai thác và sử dụng để phục vụ cho việc xây dựng các đề án, kế hoạch phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện của từng địa phương, từng vùng; phục vụ việc quy hoạch phát triển các vùng kinh tế trọng điểm như Khu công nghiệp Phú Tài, Khu kinh tế Nhơn Hội, các cụm công nghiệp như Gò đá trắng, Nhơn Hòa, Hòa Hội, Cát Nhơn… Để có những kế hoạch hoặc đề án quy hoạch phù hợp và xó tính khả thi các phòng chuyên môn quản lý không thể không khai thác các thông tin có trong tài liệu lưu trữ như các số liệu thống kê về tình hình kinh tế, xã hội của địa phương và điều kiện thổ nhưỡng của từng vùng…

 

     Các thông tin trong tài liệu lưu trữ còn được khai thác để phục vụ việc tìm kiếm và khai thác các tài nguyên, khoáng sản. Việc khai thác và sử dụng các thông tin trong tài liệu lưu trữ đã giúp cho Nhà nước tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức và tiền của. Ngoài ra đối với các phòng chuyên môn, tổ chức kinh tế (gọi chung là doanh nghiệp), tài liệu lưu trữ còn là kho tàng thông tin về công nghệ, kinh nghiệm, bí quyết sản xuất, kinh doanh.

 

     Tài liệu l­ưu trữ đ­ược sử dụng để làm tư­ liệu tổng kết các quy luật vận động và phát triển của sự vật, hiện tư­ợng trong tự nhiên, xã hội và tư­ duy; được sử dụng để nghiên cứu khoa học trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để nghiên cứu lịch sử.

 

     Trong lĩnh vực văn hóa – xã hội: Thông tin trong tài liệu lưu trữ được khai thác và sử dụng để phục vụ cho việc nghiên cứu văn hóa vùng, miền. Những nghiên cứu về văn hóa dựa trên cơ sở các thông tin từ tài liệu lưu trữ đã góp phần giới thiệu những nét văn hóa truyền thống của văn hóa Việt Nam với bạn bè thế giới.

 

     Tài liệu lưu trữ còn có giá trị đặc biệt trong lĩnh vực quản lý xã hội, vì nó cung cấp thông tin đáng tin cậy để Đảng, Nhà nước giải quyết các chế độ chính sách cho những người có công, những đối tượng xã hội, vì các tài liệu lưu trữ có liên quan đến: hồ sơ liệt sỹ, thương binh, hồ sơ cán bộ đi B…

 

     Đối với sự nghiệp Công Thương, tài liệu lưu trữ luôn là nguồn thông tin có rất nhiều giá trị. Cũng như trong lĩnh vực kinh tế, để xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển sự nghiệp công nghiệp, thương mại. Cán bộ, công chức, viên chức ngành Công Thương không thể không khai thác các số liệu thống kê, các chương trình phát triển ngành công thương nghiệp. Đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, giá trị của tài liệu lưu trữ phần nào đã được phát huy tích cực và mang lại hiệu quả không nhỏ.

 

     Đối với hoạt động quản lý: Tài liệu lưu trữ là nguồn thông tin không thể thiếu. Cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý ở cơ quan, tổ chức phải thường xuyên khai thác và sử dụng những thông tin trong tài liệu lưu trữ để hoạch định các chương trình, kế hoạch và ban hành các quyết định quản lý cho phù hợp. Bên cạnh đó, tài liệu lưu trữ là bằng chứng, là căn cứ giúp cơ quan, tổ chức trong việc thanh tra, kiểm tra và xử lý những vi phạm trong quá trình hoạt động.

 

     Dưới góc độ xã hội: Tài liệu lưu trữ còn là nguồn thông tin quý giá phục vụ cho những nhu cầu chính đáng của nhân dân. Thực tế đã chứng minh rằng, hầu hết tất cả mọi người ai cũng đã hơn một lần cần khai thác, sử dụng các tài liệu lưu trữ để xác nhận những thông tin liên quan đến bản thân như: xác minh lý lịch, thời gian công tác, trình độ học vấn, hình thức khen thưởng, kỷ luật; hoặc dùng tài liệu lưu trữ để chứng minh nhân thân trong việc giải quyết các vấn đề về sở hữu… 

 

     *Trách nhiệm của Sở Công Thương đối với công tác lưu trữ và tài liệu lưu trữ:

 

     Hiện nay trong xu thế hội nhập, đứng trước nhu cầu của thời kỳ đổi mới, những phòng chuyên môn quản lý và bộ phận lưu trữ không thể hài lòng với những gì đã đạt được, mà vấn đề đặt ra là cần phải xác định rõ trách nhiệm của mình đối với công tác lưu trữ, để có những cơ chế, giải pháp chỉ đạo quản lý tích cực nhằm phát huy tốt giá trị tài liệu lưu trữ để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc theo tinh thần Chỉ thị số 05/2007/CT-TTg, ngày 02/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

 

     Tuy nhiên, muốn phát huy tốt giá trị của tài liệu lưu trữ, trước tiên cần có sự thay đổi nhiều về cách nhìn và quan niệm về tài liệu lưu trữ. Vẫn còn nhiều cán bộ công chức đến nay vẫn còn có quan niệm cho rằng việc lưu trữ tài liệu chủ yếu là để bảo quản an toàn tài liệu, không để hư hỏng mất mát tài liệu hay để phục vụ cho nhu cầu khai thác của cán bộ công chức trong cơ quan, không mở rộng cho các đối tượng độc giả, đối tượng bên ngoài khi có nhu cầu khai thác khai thác, vì trong công tác tuyên truyền, giới thiệu giá trị tài liệu lưu trữ còn hạn chế.

 

     Để phát huy tốt giá trị của tài liệu lưu trữ, các cán bộ, công chức, viên chức  cần thay đổi quan niệm và nhận thức. Ngoài việc bảo quản an toàn tài liệu, bảo mật thông tin trong tài liệu lưu trữ, còn quan tâm đến công tác phục vụ khai thác và sử dụng tài liệu lưu trữ. Muốn vậy trách nhiệm của cơ quan và bộ phận lưu trữ cần phải đầu tư nghiên cứu, tìm tòi các biện pháp, để có thể tạo ra cơ hội và điều kiện tốt nhất để độc giả có thể thuận tiện trong việc tiếp cận và khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ, nhằm phát huy tốt những giá trị đó để phục vụ nhu cầu xã hội và góp phần vào sự nghiệp bảo vệ phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay./.


Sở Công thương  (Cập nhật ngày 05-08-2014) 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
Văn phòng điện tử IDesk
Công dân hỏi, giám đốc sở trả lời
Tra cứu Hồ sơ đi B
Công khai tài chính
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập189
  • Hôm nay719
  • Tháng hiện tại19,600
  • Tổng lượt truy cập1,870,667
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây